(HBĐT) - Theo tạp chí Y học Thực hành của Bộ Y tế, thuốc lá đối với người có sức khỏe tốt gây ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, đối với người nhiễm HIV, tác hại của thuốc lá tăng lên rất nhiều lần.

 

Từ trước đến nay, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuốc lá và nhiễm HIV cho thấy, hút thuốc lá làm hạn chế thành công của điều trị bằng thuốc kháng vi rút cho người nhiễm HIV.

 

Cán bộ y tế  Phòng Khám ngoại trú, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho bệnh nhân nhiễm H.

 

Các nhà khoa học cho rằng, hút thuốc lá làm giảm các tác dụng vốn có của   thuốc ARV trong quá trình  điều trị. Ngược lại làm tăng tác dụng phụ của ARV, làm giảm lượng tế bào CD4 và làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm trùng cơ hội. Hút thuốc lá gây hại cho mạch máu dẫn đến các tổn thương nhỏ trong miệng,   làm dễ lây nhiễm HIV cho người khác.

 

Mặc dù mọi người đều biết, hút thuốc lá là một thói quen rất nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng nghiện thuốc lá trong nhóm những người nhiễm HIV dường như đang gia tăng nhiều hơn so với những người không  nhiễm HIV.

 

Trong những năm trước đây, nhiều người nhiễm HIV đã không lo ngại về những bệnh hiểm nghèo do hút thuốc lá gây nên bởi họ nghĩ rằng, họ không thể sống đủ lâu để mắc các bệnh đó. Nhưng nay, tình hình đã thay đổi. Người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn, sống khỏe hơn, do vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người nhiễm HIV cần hiểu được tác hại lâu dài của thuốc lá làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của họ, tốt nhất là dừng hút thuốc lá.

 

Vậy người nhiễm HIV /AIDS cần làm gì để nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của mình? Trước hết, người nhiễm HIV phải cố vượt qua mọi bi quan, buồn chán, mặc cảm, đừng quá hoang mang lo sợ, căng thẳng về mặt tinh thần. Tìm ngay đến các chuyên     gia tư vấn để được hỗ trợ về tâm lý, tìm hiểu kiến thức  về HIV /AIDS để tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho  mình và phòng lây nhiễm cho người khác.

 

Người nhiễm cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, an toàn. Thực đơn trong ngày phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính như: tinh bột, chất đạm, chất béo, đậu, đỗ, rau, củ, quả. Tuyệt đối không ăn các loại thức ăn như: gỏi sống, tiết canh, thịt tái… vì các loại thức ăn này dễ làm rối loạn hoặc gây một số biến chứng ở hệ tiêu hóa.

 

Bệnh nhân không được  tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi thăm khám tổng quát, làm các xét nghiệm máu và quá trình theo dõi diễn biến của bệnh. Phải tuân thủ điều trị ARV một cách tuyệt đối, uống đúng giờ giấc, đúng  liều lượng.

Nên dùng riêng một số đồ dùng cá nhân có thể dính các dịch sinh học hoặc máu như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo, bơm kim tiêm... Nếu có quan hệ tình dục phải luôn nhớ sử dụng bao cao su.

 

Trong đó, một phần không kém quan trọng là không nên hút thuốc lào, thuốc lá bởi nó rất có hại cho sức khỏe và làm cho các bệnh cơ hội, các bệnh về đường hô hấp dễ dàng tấn công hơn.

 

                                                   Minh Thủy (TH)

                                   (Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh)    

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục