(HBĐT) - Theo tài liệu của Chương trình Phòng - chống tác hại thuốc lá quốc gia, những phụ nữ hút thuốc lá không chỉ gặp khó khăn khi thụ thai mà còn phải chịu một số khó khăn về quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Có nhiều lý do giải thích tại sao tỷ lệ khả năng sinh sản của phụ nữ hút thuốc có xu hướng thấp hơn phụ nữ không hút thuốc lá, cụ thể như sau:

Bác sỹ Trạm y tế xã An Lạc (Lạc Thủy) khám sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung sớm cho phụ nữ.

 

Tổn thương tới noãn bào (trứng): Hút thuốc có thể gây ảnh hưởng hoặc thậm chí huỷ diệt noãn bào, do vậy dẫn tới làm giảm khả năng sinh sản.

 

Bất thường về hóc môn. Hút thuốc thay đổi mật độ của một số hóc môn bao gồm  estrogen và năng kích thích hóc môn. Vì vậy, sự rụng trứng có thể không xảy ra bình thường đối với phụ nữ hút thuốc lá.

 

Rối loạn chức năng vòi trứng: Một số nghiên cứu đã phát hiện rối loạn trong chức năng vòi trứng ở người phụ nữ hút thuốc lá. Sự gia tăng mức độ hóc môn dẫn tới thay đổi hoạt động bình thường của trứng qua vòi trứng. ở một số trường hợp, sự thay đổi mức hóc môn có thể làm tăng quá trình phôi thai vào trong tử cung. Vì thời gian rất quan trọng giúp tạo môi trường tốt để giữ được phôi bên trong tử cung, nếu phôi sớm vào tử cung có thể dẫn tới hỏng vì chưa bám chặt và dễ dẫn tới sảy thai tự phát. Đối với người hút thuốc lá, mức hóc môn có thể làm giảm hoạt động của trứng qua vòi trứng. Điều này có thể dẫn tới mang thai dị dạng. Trong một nghiên cứu thấy, nguy cơ mang thai dị dạng ở người hút thuốc cao hơn 2,2 - 4 lần người không hút thuốc.

 

Sảy thai tự phát: Trong các nghiên cứu thấy người hút thuốc lá có nguy cơ sảy thai tự phát cao hơn từ 1,5 - 3,2 lần ở người không hút thuốc. Phụ nữ hút thuốc lá có thể bị suy yếu khả năng duy trì thai nhi.

 

Mãn kinh sớm: Hút thuốc có xu hướng dẫn tới mãn kinh sớm. Lý do cơ bản dẫn tới mãn kinh sớm là do hút thuốc lá giảm mức estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Dẫu cho tất cả phụ nữ lớn tuổi đều giảm dần lượng estrogen khi qua tuổi 40 nhưng đối với phụ nữ hút thuốc lá thường có xu hướng bắt đầu vào giai đoạn mãn kinh sớm hơn 2 - 3 năm so với người không hút thuốc lá. Chất nicôtin được cho là có một phần liên quan đến quá trình này nhưng ảnh hưởng của hóc môn vẫn được coi là liên quan tới hiện tượng mãn kinh sớm. Mãn kinh sớm cũng liên quan tới nguy cơ sớm của các bệnh tim và chứng loãng xương vì estrogen có tác dụng bảo vệ chống lại cả hai căn bệnh về tim và chứng loãng xương.

 

Nói không với thuốc lá là biện pháp tốt nhất để đem lại sức khỏe cho chính bạn, gia đình và toàn xã hội.

                                                                         

                                                  Thùy Dung (TH)

                                           (Trung tâm TTGDSK tỉnh)

 

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục