Trong Phiếu lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định về kinh doanh rượu gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bổ sung thêm một số ý kiến đề xuất, trong đó, đáng chú ý là Bộ trưởng đề nghị cần phải có một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công.

 

Điều trị ngộ độc rượu methanol tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Bộ trưởng cho rằng, cần phải làm rõ cơ sở pháp lý để ban hành Nghị định về kinh doanh rượu. Đồng thời, báo cáo đánh giá tác động mục tiêu chính sách của dự thảo Nghị định còn chưa mang tính đồng bộ, chú trọng vào nội dung sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu mà chưa có đánh giá tác động mục tiêu chính sách đến sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, chi phí thiệt hại về kinh tế, xã hội đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị, cần có Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính để làm rõ nội dung quy định về thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép phân phối, giấy phép bán buôn rượu, giấy phép bán lẻ rượu.

Dự thảo Nghị định cần lưu ý đến trách nhiệm liên ngành của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch trong quá trình thực thi các quy định của pháp luật nhất là các nội dung quy định về quản lý chất lượng rượu, quy hoạch. Bộ trưởng Y tế cho rằng, dự thảo Nghị định chỉ giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch chưa đảm bảo tính khách quan vì chưa phù hợp với yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu và đồ uống có cồn.

Vì thế, cần bảo đảm và nhất quán quan điểm thực hiện đồng bộ ba giải pháp chiến lược về kiểm soát rượu và cần được lồng ghép tại các quy định cụ thể của dự thảo Nghị định đó là: kiểm soát nguồn cung, kiểm soát nhu cầu và biện pháp can thiệp giảm tác hại của rượu, bia.

Bộ Y tế đề nghị số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu được xác định trên nguyên tắc số dân. Đề nghị cần quy định rõ việc quy hoạch phải bảo đảm kiểm soát giảm mức độ gia tăng sản lượng, phù hợp với mức độ gia tăng của các nước, điều kiện thực tế của Việt Nam và yêu cầu phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Một điểm đáng chú ý trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ trưởng Y tế đề nghị bổ sung một chương riêng về quản lý đối với rượu thủ công, trong đó có quy định cụ thể biện pháp quản lý đối với rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (bán cho doanh nghiệp để sản xuất) và rượu thủ công sản xuất cho mục đích tiêu dùng trong hộ gia đình. Đồng thời, quy định cụ thể về quản lý chất lượng, đăng ký sản phẩm với chính quyền cấp xã, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, tuyên truyền và hướng dẫn người dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công bảo đảm chất lượng.

Hiện nay, rượu thủ công chiếm 70% trong số lượng rượu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Những ca ngộ độc rượu tăng mạnh gần đây có liên quan tới rượu tự nấu có chất độc methanol đã gây ra những tổn hại lớn cho sức khỏe người dân và xã hội.

 

                                                      TheoNhandan

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục