(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của bà Nguyễn Hương Lan, xóm 6, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) là bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật lấy thai vào trưa ngày 7/2/ 2017 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh phản ánh việc: các y, bác sỹ trong kíp mổ đã thiếu trách nhiệm khi thực thi nhiệm vụ. Cụ thể, bác sỹ Đinh Thị Chiên, Phó trưởng Khoa Sản và kíp mổ đã tiến hành mổ đẻ cho bà Lan nhưng trước đó không thăm khám cho sản phụ. Sau khi mổ, kíp mổ đã tắc trách để quên khối vật thể lạ rộng 4 cm, dài 7 cm trong bụng bệnh nhân khiến bà Lan bị sốt kéo dài và sau đó phải mổ lại. Bà Lan cho rằng, để xảy ra sự việc này, bà Phạm Thị Thoa, Trưởng Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng có một phần trách nhiệm trong quản lý, điều hành cán bộ thực hiện công tác chuyên môn.

 

Để tìm hiểu rõ sự việc trên, phóng viên Báo Hòa Bình đã gặp gỡ, trao đổi với Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh và nắm bắt được nguồn thông tin như sau: Ngay sau khi nhận được phản ánh từ phía bệnh nhân, Bệnh viện đã tổ chức cuộc họp Hội đồng chuyên môn để xem xét cụ thể quá trình điều trị  của bệnh nhân Nguyễn Hương Lan tại bệnh viện và đã đưa ra kết luận:

 

(1) Về ý kiến phản ánh bác sỹ (BS) Đinh Thị Chiên, không thăm khám cho bệnh nhân trước khi mổ: Qua xác minh cho thấy, BS Chiên đã thực hiện việc khám toàn trạng và nghe nữ hộ sinh báo cáo kết quả thăm khám trong (khám âm đạo) mà không trực tiếp khám lại. Do bệnh nhân có tiền sử mổ u sơ tử cung, mổ chửa ngoài tử cung và có dấu hiệu chuyển dạ trên máy theo dõi sản khoa nên BS Chiên đã chỉ định mổ lấy thai (việc không thăm khám trong là để tránh gây phù nề cho bệnh nhân). Việc làm này của BS Chiên về mặt chuyên môn không gây ảnh hưởng tới chỉ định mổ lấy thai, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh (vì chưa thực hiện đầy đủ quy trình thăm khám cho người bệnh). Hội đồng chuyên môn Bệnh viện đã nghiêm khắc phê bình và yêu cầu BS Chiên rút kinh nghiệm. Đồng thời đề nghị  Hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật Bệnh viện cắt thưởng tháng 2/2017 đối với BS Chiên.

 

(2) Về ý kiến phản ánh, sau khi mổ, BS Chiên để quên một khối vật thể lạ trong bụng bệnh nhân Nguyễn Hương Lan.  Qua xem xét hồ sơ bệnh án và nghe tường trình của tất cả cán bộ tham gia kíp mổ cho thấy:  Sau khi mổ, bệnh nhân có khối máu dịch tồn dư trong ổ bụng đã được kíp bác sỹ Khoa Ngoại tổng hợp và Khoa Sản mổ, làm sạch và dẫn lưu, không có dị vật trong ổ bụng.

 

(3) Đối với ý kiến phản ánh BS Phạm Thị Thoa, Trưởng Khoa Sản thiếu trách nhiệm trong quản lý, điều hành cán bộ thực hiện phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Lan: Qua hồ sơ bệnh án, số nhân lực tham gia ca mổ lấy thai cho bệnh nhân Lan được ghi trong bảng theo dõi gây mê gồm 7 người, trong đó có 1 phẫu thuật viên chính, 3 phụ mổ, 1 gây mê chính, 1 phụ mê và 1 chạy ngoài. Theo quy định về định mức nhân lực tối đa trong thực hiện phẫu thuật, thủ thuật được ban hành tại Thông tư số 50/2014/TT-BYT, ngày 26/12/ 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế: “1 ca mổ loại 1 chuyên ngành phụ sản tối đa có 6 người tham gia”. Do tiên lượng trước đây là ca mổ khó nên phẫu thuật viên chính đã huy động thêm 1 người tham gia phụ phẫu thuật (việc làm này đúng quy định). Như vậy, không có việc kíp mổ thiếu cán bộ nhưng vẫn tiến hành phẫu thuật như phản ánh của bệnh nhân.

 

(4) Về ý kiến phản ánh bác sỹ không thăm khám cụ thể để biết bệnh nhân sau mổ sốt do nguyên nhân gì: Qua theo dõi ghi chép trong tờ điều trị và kết quả xét nghiệm, siêu âm sau mổ trong hồ sơ bệnh án cho thấy, sau mổ 3 ngày, bệnh nhân có hiện tượng sốt, bác sỹ điều trị đã cho siêu âm ổ bụng để kiểm tra. Kết quả, ổ bụng không có hình ảnh gì đặc biệt, do đó bác sỹ tiếp tục điều trị kháng sinh và thuốc hạ sốt. Đến ngày thứ 5, bệnh nhân vẫn sốt, bác sỹ đã cho làm xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm ổ bụng và chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, đồng thời mời hội chẩn BS Khoa Ngoại tổng hợp thống nhất, chẩn đoán: bệnh  nhân có khối dịch tồn dư trong ổ bụng sau mổ lấy thai. Đây là trường hợp ngoài ý muốn thường gặp trong các ca mổ khó. Hội đồng chuyên môn đã yêu cầu BS Thoa nghiêm khắc nhắc nhở các y, bác sỹ Khoa Sản tăng cường thăm khám, theo dõi bệnh nhân sau mổ. Khi thăm khám và cho chỉ định làm các dịch vụ y tế cần tư vấn, giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh tật của mình. Hội đồng chuyên môn cũng đã đề nghị Hội đồng Thi đua khen thưởng kỷ luật bệnh viện cắt thưởng tháng 2/2017 đối với BS Thoa, Trưởng Khoa sản.

 

Cùng với việc xem xét lại tiến trình sự việc, làm rõ trách nhiệm đối với các cán bộ có liên quan trong quá trình phẫu thuật và điều trị cho bệnh nhân Lan, Ban Giám đốc Bệnh viện đã gửi những thông tin này tới bệnh nhân Nguyễn Hương Lan kèm theo lời cảm ơn chân thành.  Những ý kiến đóng góp của bệnh nhân sẽ  là cơ sở để Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhìn nhận, khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chuyên môn, khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. 

 

 

                                                                                        PBĐ-TL

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục