(HBĐT)- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những chiến sĩ áo trắng đã có đóng góp không nhỏ làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Những người thầy thuốc đối mặt với muôn vàn khó khăn cứu chữa thương, bệnh binh tiếp sức cho chiến trường

 

 

Với những thành tích của mình dược sỹ Nguyễn Thanh Xuân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba và nhiều bằng khen của Chính phủ và Bộ Y tế.

 

Năm nay, dược sỹ Nguyễn Thanh Xuân, 85 tuổi, nguyên là Giám đốc xí nghiệp dược phẩm Hòa Bình. ông hồi ức lại: Năm 1960, ngành Dược của tỉnh được tách từ ngành Công Thương về ngành Y tế.  Năm đó, tôi vừa học xong lớp dược. Năm 1967, xí nghiệp dược Hòa Bình được thành lập. Lúc đó tôi được cử sang làm Giám đốc với nhiệm vụ làm 11 sản phẩm thuốc cho Dược phẩm Trung ương. Ngoài ra, xí nghiệp còn làm thêm các sản phẩm như cao bách bộ, hổ cốt, rượu tắc kè, rắn… các loại thuốc viên, mỡ nước cung cấp cho chiến trường. Để có những sản phẩm thuốc ngoài đi thu mua, cán bộ, nhân viên tự trèo đèo, lội suối đi tìm cây thuốc.

 

Năm 1972, một lần đi họp ở Bộ Y tế, Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch cho biết, hiện nay trong chiến trường miền Nam, cán bộ, chiến sĩ bị rắn, côn trùng cắn nên thương vong lớn. Chính phủ giao nhiệm vụ cho ngành y tế Hòa Bình nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa rắn cắn. Trước nhiệm vụ đó, Xí nghiệp báo cáo Tỉnh ủy và họp bàn tìm bài thuốc. Qua nghiên cứu, chúng tôi chọn bài thuốc của lang y Trường ở Mai Châu. Bài thuốc có nhiều vị dễ tìm, có thể tán nhỏ thành bột để cán bộ, chiến sĩ mang bên người. Sau gần 1 tháng, xí nghiệp đã sản xuất và thử nghiệm thuốc sản xuất thành công. Thuốc nhỏ gọn chỉ 5g/gói. Khi bị rắn, côn trùng cắn, người dùng chỉ cần trộn với nước, có thể dùng nước bọt nếu không có nước. Được sự đồng ý của Tỉnh ủy, Bộ Y tế, xí nghiệp đã sản xuất gần nửa triệu liều chuyển về Bộ Y tế cung cấp cho chiến trường. Thuốc được sử dụng hiệu quả, Chính phủ và Bộ Y tế khen ngợi. Một lần tôi đi họp có người hỏi về bài thuốc đó rồi ôm tôi khóc nức nở. Họ bảo: Nhờ gói thuốc đó đã cứu sống được tôi và nhiều người khác trong chiến trường.

 

Tiếp đó, Bộ Y tế giao ngành Y tế Hòa Bình và Sơn La trồng, nghiên cứu, sản xuất dược liệu ở trại Thung Khe và Mông Hóa, cung cấp hàng trăm tấn cho cả nước. Trong thời xây dựng đất nước, ngành còn cung cấp thuốc chữa bệnh cho cán bộ, công nhân xây dựng thủy điện sông Đà.

 

ng Quách Đồng, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh kể lại: Từ năm 70 của thế kỷ trước, bệnh viện được ngành cấp 150 giường bệnh. Do điều kiện chiến tranh nên bệnh viện 3 lần phải sơ tán để tránh sự đánh phá của giặc Mỹ. Những lần sơ tán đều về tại xóm Thá, xã Bắc Phong (Cao Phong). Cơ sở vật chất thiếu thốn, chúng tôi vừa làm công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, vừa phục vụ chiến đấu. Nhiều thuốc sử dụng phải tự làm như nước truyền tự pha, hấp các thiết bị mổ bằng phương pháp thủ công… Những năm đó, Hòa Bình bị 2 lần giặc Mỹ ném bom. Một lần nửa đêm đang trực thì có điện đi Tân Lạc cấp cứu thương binh bị đánh bom. Bệnh viện cử một kíp mổ đi ngay trong đêm. Từ bệnh viện vào Tân Lạc tuy không xa nhưng toàn đường đèo núi và đi không được bật đèn sợ địch phát hiện. Lái xe lúc đó chỉ đi mò đường theo cảm tính. Lần thứ hai đi Yên Thủy cũng vào ban đêm. Khi đến nơi thì máy bay Mỹ đã đánh bom phá hết một xưởng của nhà máy dệt Nam Định và không còn người nào sống. Vất vả là thế nhưng ai cũng  gắn bó với nghề. 

 

Bác sĩ Hà Hữu Tiến, nguyên Trưởng ty Y tế tỉnh giai đoạn 1955-1957 nhớ lại: Những năm kháng chiến chống Mỹ, cả Ty và Bệnh viện tỉnh chỉ là những chiếc lán bên sườn đồi ở phường Chăm Mát, có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây. Điều kiện phục vụ và cấp cứu bệnh nhân hết sức khó khăn. Có khi xử lý gẫy xương đùi phải về Bệnh viện Việt Đức để xin bột. Hòa bình lập lại, ngành Y tế đã đào tạo, xây dựng mạng lưới y tế xã và thôn, bản là chính, đồng thời xây dựng bệnh xá các huyện. Tuyến huyện mở lớp đào tạo ngắn hạn vệ sinh viên  từ 7 - 15 ngày để vận động, tuyên truyền vệ sinh thôn xóm “sạch làng xóm, tốt ruộng đồng”, vận động bà con đưa chuồng gia súc ra xa nhà, làm hố tiêu ủ phân xanh bón ruộng. Năm 1956, ngành Y tế được chọn là đơn vị có phong trào vệ sinh và xây dựng mạng lưới y tế cơ sở nhất Khu 3, được tặng cờ xuất sắc.

 

Những năm giặc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, Bệnh viện tỉnh phải sơ tán. Thực hiện phương châm “ngoại khoa hóa cán bộ” và tiến hành phương án chống máy bay Mỹ, ngành đã lập thành 3 tuyến xã, huyện, tỉnh, thành lập đội lưu động có thuốc, xe cứu thương đến giúp đỡ nhân dân và cấp cứu thương,  bệnh binh ở tất cả các tuyến để hạn chế thương vong cho chiến sĩ, đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN.

 

                                                                         Việt Lâm

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục