(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, xã Mai Hịch (Mai Châu) phát được 84 bản tin trên loa phát thanh của 7 xóm về các nội dung liên quan đến DS/KHHGĐ. Mỗi xóm tổ chức 1 buổi tuyên truyền trực tiếp tại nhà văn hóa về Luật Hôn nhân gia đình, sàng lọc trước khi sinh, hôn nhân cận huyết thống… Ngoài ra, đội ngũ CTV dân số đến từng nhà đối tượng có ý định sinh con thứ 3 để giải thích, vận động người dân dừng lại ở 2 con để nuôi dạy cho tốt. Tuy nhiên, công tác dân số tại xã Mai Hịch vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.


Hiện dân số của Mai Hịch có 3.832 người. 6 tháng đầu năm có 23 trẻ sơ sinh, trong đó, 2 trẻ là con thứ 3, tăng 1 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016. Trong những năm qua, công tác DS/ KHHGĐ tại xã Mai Hịch luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao của chính quyền. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên công tác này còn hạn chế như trình độ nhận thức của người dân chưa cao, địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt giao thông đi lại khó khăn, đời sống kinh tế của nhân dân còn thấp... Do vậy, công tác tuyên truyền, chuyển đổi hành vi về DS/ KHHGĐ gặp nhiều khó khăn trong khi đội ngũ cán bộ làm công tác DS/KHHGĐ lại mỏng.


Cán bộ dân số xã Mai Hịch (Mai Châu) đến từng hộ để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chính sách DS/KHHGĐ.

Một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn xã còn tư tưởng có con trai nối dõi tông đường dẫn đến tình trạng sinh con thứ 3 của xã vẫn xảy ra. Vấn nạn tảo hôn còn tồn tại. Năm 2016 có 2 trường hợp tảo hôn. Nguyên nhân của tảo hôn không phải do phong tục, tập quán mà chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật không nghiêm của giới trẻ hiện nay. Thanh - thiếu niên đua đòi, yêu sớm, không đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản dẫn đến có thai ngoài ý muốn nên cha mẹ bắt buộc phải chấp nhận cho cưới.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, kinh phí phục vụ chương trình DS/KHHGĐ hạn chế, ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện nhiều hoạt động. Xã chưa có kinh phí hỗ trợ công tác DS/KHHGĐ. Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động dân số còn gặp khó khăn. Ngoài ra, tiền hỗ trợ cho CTV dân số hạn chế. Mỗi CTV dân số chỉ được hưởng 100.000 đồng/ tháng do Trung ương trả. Tiền trợ cấp cho CTV dân số muộn, vài ba tháng, thậm chí tiền trợ cấp của năm 2016 CTV chưa nhận hết, ảnh hưởng lớn đến tâm huyết, sự nỗ lực làm việc của những người trực tiếp làm công tác dân số.

Đồng chí Vì Thị Tuyết, cán bộ chuyên trách dân số xã Mai Hịch cho biết: Trong thời gian tới, để khắc phục những tồn tại, vượt qua khó khăn, lực lượng làm công tác, dân số cần tiếp tục tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã để tăng cường sự lãnh đạo, phấn đấu thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu được giao. Bên cạnh đó, xã đẩy mạnh công tác truyên truyền với hình thức phong phú, phù hợp với từng nhóm đối tượng; gắn việc thực hiện chỉ tiêu dân số với phong trào thi đua của từng xóm. Cần thực hiện xã hội hóa công tác dân số. Tất cả các đoàn thể xã hội cùng vào cuộc, chung tay, góp sức hoàn thành các chỉ tiêu trong 6 tháng cuối năm. Triển khai nhiều mô hình tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, khám sàng lọc đối với phụ nữ mang thai để thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

                       Thu Thủy

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục