Ông Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, năm 2017, Bệnh viện K tiếp nhận 390.668 lượt người khám và điều trị ung thư, tăng 47% so với năm 2016 (năm 2016 là 265.365 lượt) và vượt 29% so với kế hoạch (302.000 lượt).


Bệnh viện K ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày- nạo hạch D2.

Các loại ung thư phổ biến mà người Việt mắc theo thống kê tại Bệnh viện K là ung thư phổi, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư hạch, ung thư tuyến tiền liệt… Năm 2017, Bệnh viện K thực hiện 21.126 ca phẫu thuật, tăng 37% so với năm 2016 (15.474 ca) và vượt 32% so với kế hoạch (16.000 ca).

Năm 2017, Bệnh viện K đã thực hiện đồng loạt các giải pháp để cải tiến quy trình khám, chữa bệnh tại các khoa như thực hiện tiếp đón và hướng dẫn người bệnh, cải cách thủ tục hành chính tạo thuận lợi nhất cho người dân khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Bệnh viện luôn duy trì ổn định tổng số 35 bàn khám, trong đó có 25 bàn khám phục vụ người bệnh có bảo hiểm y tế tại năm khoa; bộ phận khám bệnh cả ba cơ sở; giải quyết hết những trường hợp người bệnh khám trong ngày, rút ngắn, đẩy nhanh thời gian trả các kết quả xét nghiệm, trả kết quả ....

Trong công tác đổi mới thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, năm 2017, bệnh viện đã áp dụng 79/83 tiêu chí chất lượng bệnh viện (đạt 95%) với tổng số điểm của các tiêu chí được áp dụng là 282 điểm; đạt điểm trung bình chung của các tiêu chí là 3,56 điểm (năm 2016 là 2,79 điểm).Tỷ lệ hài lòng chung của người bệnh và người nhà người bệnh đã tăng rõ rệt, lên 78,9% (so với năm 2016 là 52%).

Tuy nhiên, theo ông Trần Văn Thuấn, hiện nay, số ca đến khám và điều trị theo giai đoạn bệnh chủ yếu là giai đoạn muộn. Chỉ có hai bệnh ung thư vú, ung thư cổ tử cung có số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn I và II chiếm tỷ lệ cao, còn lại đều ở giai đoạn muộn. Cá biệt, với ung thư gan, số ca đến khám sớm chỉ có 12,2%; ung thư dạ dày chỉ có 13,1%; ung thư phổi phế quản là 15,7%, ung thư vòm mũi họng là 19,9% số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn I và II.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho biết, hiện nay có tới hơn 70% người bệnh ung thư tới khám và điều trị ở giai đoạn muộn. Nhưng bằng các biện pháp phòng bệnh, người Việt có thể phòng được hơn 30% bệnh ung thư. Chỉ cần không hút thuốc đã loại trừ được hơn 90% ung thư phổi, 80% ung thư hạ họng thanh quản và nhiều loại ung thư khác. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với tập luyện, tiêm vaccine phòng viêm gan B, vaccine phòng virus gây u nhú ở người (HPV) đã loại bỏ được phần lớn ung thư gan, cổ tử cung, đại trực tràng, vú….

Thứ trưởng nhấn mạnh, qua các phương pháp phát hiện sớm, điều trị kịp thời, chúng ta có thể chữa khỏi được hơn 30% người bệnh ung thư tiếp theo. Bằng các liệu pháp chính thống kết hợp với chăm sóc để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh, sẽ có thể kéo dài thời gian sống thêm cho 1/3 người bệnh ung thư còn lại.

 

                               TheoNhandan

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục