Ngày 11-1, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho hai cháu bé bị chó nhà cắn rất thương tâm. Cả hai đều bị chó cắn trong lúc chơi với chó một mình, không có người lớn ở bên.


Cháu L. và gia đình - Ảnh: Thuỳ Dương

Vừa ăn cơm trưa xong, chị N.T.H (35 tuổi, ngụ ở Đắc Lắc) quay vào bếp dọn dẹp thì nghe con trai chị (bé L.N.T.L, một tuổi rưỡi), đang chơi ở ngoài sân khóc ré lên.

Chị vội chạy ra sân thì thấy con trai chị đã bị con chó to (chó bécgiê) trong nhà cắn lìa một phần mặt trong đó có phần cánh mũi bên phải, trên tay con vẫn đang cầm một cái cây .

Ghép phần mặt bị rớt ngay trong đêm

Chị liền nhặt lấy phần mặt bị chó cắn rớt xuống sân, rồi đưa con đến bệnh viện huyện.

Tại đây, phần mặt này đã được rửa sạch, ướp đá. Con chị được chuyển lên bệnh viện tỉnh và tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 lúc 0h ngày 4-1.

Các bác sĩ cho biết khi nhập viện, bệnh nhi đã bị mất một phần mũi, mất cả sụn mũi và một phần mặt.

Khoảng 30 phút sau khi bệnh nhi được chuyển đến, các bác sĩ đã tiến hành ghép lại phần mặt đã bị rớt ra cho bé.

Hiện tại vết mổ đã khô nhưng các bác sĩ lo ngại cánh mũi của bệnh nhi sẽ không sống được vì vùng cánh mũi hiện đang đổi màu.

Hiện các bác sĩ vẫn tiếp tục theo dõi. Trong trường hợp cánh mũi không sống được, các bác sĩ sẽ lấy một phần sụn của tai bệnh nhi để lắp sang phần mũi.  Tuy nhiên, đây là giai đoạn sau này vì phải đợi bệnh nhi lớn lên.  

Tương tự, người nhà bé trai N.T.Đ (4 tuổi rưỡi, ngụ ở Long Thành, Đồng Nai) cũng phát hiện bé bị con chó béc-giê nhà nuôi (nặng khoảng 25kg) cắn khi nghe bé khóc ré lên.

Mẹ của bé kể lúc ba bé phát hiện ra, bé đã trong tình trạng ngưng thở.

Ba bé phải hô hấp nhân tạo suốt trong lúc chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Nai, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy và bé tiếp tục chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 lúc 3h sáng 7-1.

Các bác sĩ cho biết bé Đ. được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng tràn khí trung thất, tràn khí dưới da, tràn khí màng phổi và phải dẫn lưu màng phổi hai bên.

Tại đây, bệnh nhi đã được hồi sức cho tỉnh, và được xông dẫn lưu màng phổi hai bên. Sau đó, bệnh nhi  mới được chuyển sang Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Trước đó, bệnh nhi bị chó cắn thủng khí quản nên không khí tràn ra toàn thân bệnh nhi, khí tràn từ trên xuống đùi bé, tất cả các khoang trong ngực bé bị tràn khí hết.

Ngay khi chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ đã phải mổ cấp cứu cho bé. Bé được mở cổ để tìm lỗ thủng thì thấy một vết thủng lớn ở ngay khí quản.

Các bác sĩ đã may lỗ thủng lại cho bé và tiếp tục chuyển hồi sức để tiếp tục theo dõi, chăm  sóc bé.

Sáng 11-1, bé đã tỉnh, tiếp xúc được, tình trạng tràn khí không còn và dự kiến hai ngày sau có thể rút nội khí quản cho bé.

Không để trẻ chơi một mình với chó

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, cả hai bà mẹ đều kể trong nước mắt về tai nạn mà con họ đã trải qua.

Gia đình của hai bé đều không thể ngờ được con họ lại bị chính con chó nhà nuôi cắn thương tâm như vậy. Cả hai gia đình này đều nuôi 3 con chó trong nhà và cả hai con chó cắn hai bé đều chưa được chích ngừa trước đó.

 ThS-BS Đào Trung Hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, chia sẻ là một bác sĩ ngoại khoa, điều trị nhiều cháu bé bị tai nạn thương tâm nhưng ông vẫn bị "sốc" khi nhìn thấy những tổn thương nặng nề mà hai cháu bé này phải trải qua do chính những con chó nuôi trong nhà. 

Theo bác sĩ Nguyễn Thế Huy, phó khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng  1, tai nạn do chó cắn đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chiều cao của trẻ em thường bằng với tầm của con chó nên khi bị con chó tấn công trẻ thường bị tấn công vào vùng mặt, ảnh hưởng nhiều thẩm mỹ.

Ngoài ra, khi chó cắn có nguy cơ bị nhiễm trùng, thậm chí còn ảnh hưởng đến chức năng sống như trường hợp cháu  Đ. bị chó cắn vào cổ, đường thở, có thể sẽ bị tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ  khi  trẻ chơi với chó phải có người lớn ở cạnh bên, tuyệt đối không để trẻ một mình chơi với chó.

Bác sĩ cũng lưu ý các gia đình nuôi chó nên chích ngừa cho chó.

-

                                  TheoTuoitre

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục