Các nhà khoa học mới đây đã công bố một phương pháp thử máu mới có thể phát hiện 8 loại ung thư thông thường từ rất sớm.

 


Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Theo phóng viên TTXVN tại Australia, phương pháp được gọi là "truy tìm ung thư” (CancerSEEK) giúp nhận dạng ung thư từ rất sớm thông qua các protein liên quan đến ung thư và những biến đổi gene trong máu. Mục đích là phát hiện các khối u trước khi chúng di căn. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này đối với 1.005 bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư trước đó qua các triệu chứng bệnh nhưng chưa di căn, cùng 800 người được cho là không mắc bệnh.

Kết quả đã phát hiện bệnh ở khoảng 70% trường hợp và lên tới 98% đối với một số loại ung thư, trong đó có một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tụy – loại ung thư thường không bị phát hiện cho đến khi di căn. Xét nghiệm phần lớn cho kết quả chính xác, qua đó giúp loại trừ bệnh không phải ủng thư và có thể xác định vị trí của khối u, tạo điều kiện điều trị sớm và hiệu quả cao hơn.

Tạp chí Science đã công bố phương pháp CancerSEEK được một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học ở Đại học Johns Hopkins ở Baltimore đứng đầu tiến hành thử nghiệm. Có 3 nhà khoa học Australia từ Viện nghiên cứu Walter and Eliza Hall (WEHI) ở thành phố Melbourne tham gia nghiên cứu.

Giáo sư Peter Gibbs thuộc WEHI cho biết phương pháp xét nghiệm này là một bước đột phá vì có thể phát hiện ra nhiều loại ung thư, kể cả một số loại không phát hiện được bằng biện pháp soi chụp. Phương pháp này đặc biệt hữu ích trong điều trị ung thư tuyến tụy bởi căn bệnh này không có triệu chứng đặc thù cho đến khi chúng phát triển khá lớn, khoảng 80% bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn không thể chữa khỏi.

Phương pháp này cũng có thể xác định ung thư gan, dạ dày, buồng trứng, thực quản, phổi, ruột và ngực. Biện pháp chụp chiếu dùng phát hiện ung thư là chụp X-ray đối với ung thư vú và xét nghiệm và nội soi đại tràng đối với ung thư ruột.

Phương pháp xét nghiệm mới có độ chính xác cao, sai số dưới 1%. Trong số 800 người được chẩn đoán không mắc ung thư, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ 7 người không mắc bệnh.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng cần tiến hành nghiên cứu thêm để xác định độ chính xác của phương pháp xét nghiệm này.

Các nhà nghiên cứu dự kiến mở rộng thử nghiệm phương pháp này với số lượng lớn người được chẩn đoán không mắc ung thư và nghiên cứu chuyên sâu hơn với hy vọng có thể đưa vào áp dụng rộng rãi trong 1 hoặc 2 năm tới./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục