Nhiều cơ sở vật chất của ngành Y tế đang được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Nhiều cơ sở vật chất của ngành Y tế đang được quan tâm đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

(HBĐT) - Công tác xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân chưa được đẩy mạnh, không có nguồn lực bổ sung nào dành cho ngành Y tế là những vấn đề đặt ra trong công tác triển khai xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã tại các địa phương trong tỉnh. Toàn tỉnh mới có 34% số xã đủ điều kiện và được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, trong khi bình quân chung của các tỉnh, thành trong cả nước đang là trên 60%.

 

Tân Lạc, Yên Thuỷ, Cao Phong là những huyện có tỷ lệ xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế thấp nhất trong tỉnh. Ông Bùi Văn Chậc, Trưởng phòng Y tế huyện Cao Phong chia sẻ: Hiện mới chỉ có 3 trong tổng số 13 xã, thị trấn trong toàn huyện được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế xã. Ngoài điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo, không đáp ứng tiêu chí trạm y tế chuẩn thì vấn đề nhân lực lại hết sức nan giải. Hiện tại, huyện không có nguồn đào tạo bác sĩ, trong khi biên chế cán bộ tại các trạm đã “đóng khung”.

 

Khác với huyện Cao Phong, vấn đề nhân lực y tế của huyện Tân Lạc đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu. 13/24 trạm y tế xã đã có bác sỹ, 8/24 xã đạt chuẩn Quốc gia về về tế. Tuy nhiên, theo ông Bùi Ngọc Phương, Trưởng phòng Y tế huyện thì cái khó nhất hiện nay là công tác xã hội hoá y tế còn lúng túng và chưa được triển khai rộng rãi. 

 

Để đủ điều kiện chuẩn, các xã phải thực hiện 10 nội dung tiêu chí, quan trọng nhất là chuẩn về xã hội hoá chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ; chuẩn về nhân lực và chế độ chính sách; chuẩn về Vệ sinh phòng bệnh; chuẩn kế hoạch tài chính cho trạm y tế; chuẩn chăm sóc sức khoẻ trẻ em; chuẩn chăm sóc SKSS; chuẩn khám chữa bệnh và  phục hồi chức năng... Bên cạnh các tiêu chí thuộc về ngành Y tế, có 3 tiêu chí đòi hỏi sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, đó là công tác xã hội hoá, nhân lực, kế hoạch tài chính. Thực tế cho thấy, địa phương nào chăm lo thúc đẩy công tác xã hội hoá y tế, việc xây dựng chuẩn Quốc gia ở đó sẽ được chú trọng và tạo điều kiện hơn nhiều. Các xã thuộc địa bàn huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu là những minh chứng cụ thể. Với sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền, sự vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể xã, xóm, một số xã như Phú Lão, Đồng Tâm (Lạc Thuỷ), Nam Thượng, Kim Tiến (Kim Bôi) đã huy động nguồn lực cho y tế cơ sở, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ nâng cao nhận thức của người dân.

 

Theo bà Bùi Thu Hằng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y tế (Sở Y tế): Hoạt động của Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở nhiều xã chưa hiệu quả, chưa tham mưu tốt cho Đảng uỷ, UBND xã trong việc ra Nghị quyết về y tế. Cũng phải nói rằng hiện nay, bên cạnh một số xã quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân vẫn còn không ít xã thiếu sự chăm lo. Việc kiện toàn Ban chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại các địa phương hiện nay là cần thiết.

 

Hiện toàn tỉnh có 72 xã, thị trấn được công nhận chuẩn Quốc gia về y tế, 5 xã Hợp Thành, Phú Minh (Kỳ Sơn), Mỹ Thành, Tuân đạo, Phúc Tuy (Lạc Sơn) đã tiến hành kiểm tra đủ điều kiện và đang làm thủ tục trình. Từ nay đến hết năm 2010, việc xây dựng thêm xã chuẩn Quốc gia về y tế cũng chỉ có thế đếm ngón tay. Một vài xã quan ra soát khó có thể đạt chuẩn. Sở Y tế vừa tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về Tăng cường xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã. Để tiến kịp mục tiêu xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã trong những năm tiếp theo, công tác xã hội hoá cần được đẩy mạnh. Cùng với đó là việc nâng cao vai trò của UBND các xã, sự huy động trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và cả cộng đồng.

 

                                                                                          Lạc Bình  

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục