Với sự ra đời rất sớm của ngành thấp khớp học, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, để chẩn đoán và điều trị bệnh lý xương khớp thực sự không đơn giản, các bác sĩ nội khoa phải qua những khóa đào tạo chuyên ngành khớp và chuyên sâu. Kỹ thuật tiêm khớp được ứng dụng 60 năm nay. Năm 1951, Hollander nghiên cứu đầu tiên tác dụng của tiêm thấm corticoid vào khớp. Vậy ai có thể thực hiện được kỹ thuật này? Đó là các bác sĩ khớp, bác sĩ chấn thương chỉnh hình và phục hồi chức năng đều có thể ứng dụng kỹ thuật tiêm khớp trong công tác điều trị bệnh khớp.

Tại Pháp, tình trạng viêm khớp được phát hiện sớm và điều trị cơ bản ngay từ khi mới phát hiện. Trong thực hành hàng ngày, các thầy thuốc chuyên khoa khớp ít phải điều trị tại chỗ như tiêm khớp và cạnh khớp. Một kỷ niệm khó quên vào năm 1999 khi chúng tôi thực tập ở Khoa Thấp khớp, Bệnh viện Conception, Marseille. Ở đây vấn đề tiêm nội khớp ít được thực hiện bởi lẽ các bác sĩ khớp chỉ định tiêm khớp và cạnh khớp theo đúng nguyên tắc mà điều đầu tiên là điều trị tốt cơ bản các bệnh khớp. Vào một buổi sáng tại phòng khám khớp, tôi còn nhớ một thanh niên bị viêm lồi củ trước xương chày gọi là bệnh Osgood-Schlatter, tôi mới nói tiêm thấm - infiltration corticoid chưa dứt lời thì Giáo sư Hubert Roux nói với tôi “jamais” nghĩa là không bao giờ tiêm thấm corticoid.

 Một số vị trí tiêm khớp cổ chân, khớp cổ tay và vai.

Những điều bệnh nhân cần hiểu khi được tiêm khớp? Khi thực hiện tiêm khớp, chúng ta nên giải thích cho người bệnh hiểu được mục đích tiêm, kết quả đạt được của tiêm khớp và các biến chứng trong và sau khi tiêm, phản ứng đau sau khi tiêm. Cần để vùng tiêm nghỉ 24-48 giờ, lưu băng dính 24 giờ. Đặc biệt trước khi tiêm cần biết các biến chứng có thể xảy ra như: nhiễm khuẩn; teo da tại chỗ; biến chứng không nhiễm trùng (chảy máu chỗ tiêm, đau chỗ tiêm, tổn thương gân, tổn thương sụn).

Tuân thủ các chỉ định tiêm khớp

Thầy thuốc cần tuân thủ các chỉ định tiêm khớp, không được tiêm quá 4 lần/1 năm trên cùng một vị trí. Tiêm khớp cho các trường hợp như bị bệnh viêm khớp mạn tính (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vảy nến), bệnh gút, thoái hoá khớp đợt tiến triển, bệnh viêm quanh khớp vai, viêm điểm bám gân, hội chứng đường hầm cổ tay, cổ chân. Những bệnh nhân không uống được thuốc chống viêm như bị loét dạ dày tiến triển hoặc tăng huyết áp nặng có thể ứng dụng tiêm khớp.

Không nên tiêm khớp trong các trường hợp nào?

Vùng da tiêm khớp nóng đỏ do mới đắp thuốc. Nhiễm khuẩn tại chỗ, viêm các mô, áp xe, nhiễm khuẩn toàn thân, uống thuốc chống đông, prothèse trong khớp, chấn thương khớp, loãng xương tại chỗ, đái đường chưa bình ổn, dị ứng với chất tiêm.

Lợi ích của tiêm khớp

Kết quả của tiêm đem lại nồng độ thuốc tại chỗ tối đa, mang lại hiệu quả chống viêm tối đa và giảm lượng thuốc chống viêm. Tiêm khớp có hiệu quả trong điều trị các bệnh khớp vì viêm màng hoạt dịch giải phóng ra cytokine và protease, tiêm corticoid ức chế cytokine và protease làm giảm đau nhanh.

Tiêm thuốc nội khớp chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng

Điều quan trọng nên nhớ tiêm corticoid vào khớp chỉ làm giảm phản ứng viêm và giảm đau. Chính vì vậy, điều trị gốc mới là nền tảng.

Trước thực trạng lạm dụng tiêm các thuốc chống viêm corticoid và chỉ định tiêm rộng rãi, kỹ thuật tiêm chưa đúng và không tuân thủ nguyên tắc tiêm khớp, gây ra nhiều hậu quả nặng nề như nhiễm khuẩn khớp. Ảnh hưởng sức khỏe và chức năng vận động khớp, ảnh hưởng kinh tế gia đình và xã hội. Hậu quả nhiễm khuẩn khớp do tiêm khớp cũng là tiếng chuông thức tỉnh người bệnh và thầy thuốc nên tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định tiêm khớp.

Mỗi thầy thuốc và người bệnh nên xem xét “cái được và cái không được của tiêm khớp”. Là thầy thuốc chuyên khoa khớp, chúng tôi rất thận trọng khi  bệnh nhân yêu cầu thầy thuốc cho tiêm khớp vì biết rằng người bệnh quá tin vào giá trị tiêm khớp.     

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục