Cấu trúc phân tử B benzyl benzoat.

Cấu trúc phân tử B benzyl benzoat.

Chấy rận và ghẻ là những ký sinh trùng gây bệnh ngoài da, gây ngứa. Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh…

Do ngứa nên người bệnh phải gãi sẽ gây nhiễm khuẩn thứ phát. Nếu bệnh kéo dài, ngứa gãi gây mất ngủ dẫn đến suy nh­ược thần kinh…

Benzyl benzoate là một thuốc được dùng để bôi ngoài, có hiệu quả trong điều trị ghẻ, diệt chấy rận. Đối với dạng nhũ dịch benzyl benzoat 25% có thể bôi lên tất cả các vùng da (trừ da mặt). Hay nói cách khác là không bôi thuốc lên da mặt.

Sau khi tắm bằng nước nóng, lau khô vùng da cần bôi thuốc. Sau khi bôi thuốc để nguyên trong 24 giờ, sau đó bôi tiếp một lần nữa mà không cần tắm và để thuốc tác dụng tổng cộng là 48 giờ rồi mới tắm rửa sạch thuốc. Tất cả cái ghẻ sẽ bị tiêu diệt. Do benzyl benzoat là một chất kích ứng da mạnh nên không được dùng lại thuốc này thêm mặc dù sau đó chứng ngứa có thể còn tồn tại đến 3 tuần.

Khi dùng cho trẻ nhỏ và trẻ em nên hòa loãng thuốc để tránh kích ứng da (thường hòa loãng 60 hoặc 90 ml thuốc benzyl benzoat 25% thành 120 hoặc 180 ml bằng nước sạch), lắc đều trước khi dùng.

Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt và các màng nhầy. Khi lỡ uống, benzyl benzoat có thể gây kích thích hệ thần kinh trung ương và co giật. Chú ý không bôi trên một diện tích da quá rộng. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 40oC trong bao bì sạch, kín, tránh ánh sáng và để xa tầm tay trẻ em.

Thuốc có thể gây kích ứng da và phản ứng quá mẫn ở một số người bệnh (đặc biệt đối với những cơ địa dễ dị ứng) hoặc gây viêm da thể bọng nước... Cần ngừng bôi thuốc khi có các phản ứng dị ứng.

Có thể dùng các thuốc ghẻ khác thay thế benzyl benzoat để tránh kích ứng da. Những thuốc được dùng phổ biến nhất là lindan (gamma benzen hexaclorid), mỡ permethrin 5% và mỡ lưu huỳnh (thường dùng loại lưu huỳnh kết tủa 5 - 9% trong vaselin). Tuy nhiên, không nên dùng lindan cho trẻ nhỏ. Không nên dùng cho người mang thai và thận trọng khi dùng cho người bệnh có vùng da bị tổn thương rộng, vì làm tăng độ hấp thu qua da và tất nhiên dẫn đến nguy cơ ngộ độc ở trẻ em (rối loạn thần kinh trung ương, co giật, suy hô hấp).  

 

                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục