Công trình Trạm y tế xã Trung Bì (Kim Bôi) được xây dựng theo tiêu chí chuẩn quốc gia, tổng giá trị đầu tư 4,3 tỉ đồng.

Công trình Trạm y tế xã Trung Bì (Kim Bôi) được xây dựng theo tiêu chí chuẩn quốc gia, tổng giá trị đầu tư 4,3 tỉ đồng.

(HBĐT) - Trong giai đoạn 2011-2015, huyện Kim Bôi phấn đấu xây dựng 12 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, duy trì, nâng cao chất lượng 16 xã đã đạt chuẩn; mục tiêu đến hết năm 2015, 28/28 xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn. Đây là mục tiêu được huyện Kim Bôi đặt ra trong đề án “Xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2015”.

 

Ông Nguyễn Hoàng Phi, Trưởng phòng y tế huyện cho biết: Trong những năm qua, công tác xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện quan tâm, nhân dân đồng tình ủng hộ. Huyện đã ban hành đề án xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2005-2010, thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Kết thúc đề án giai đoạn 2005-2010, toàn huyện có 16 xã được công nhận đạt chuẩn, đạt 114,2% Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2005-2010 (phấn đấu đến năm 2010 đạt từ 14 xã trở lên đạt chuẩn quốc gia về y tế), huyện tiếp tục xây dựng đề án giai đoạn 2011-2015.

 

Tuy nhiên, sau khi đề án được phê chuẩn, Bộ Y tế đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 có những thay đổi về nội dung tiêu chí với yêu cầu cao hơn, chi tiết hơn so với Bộ tiêu chí giai đoạn 2001-2010. Để việc thực hiện phù hợp với chuẩn của tiêu chí mới, trên cơ sở đề án, Ban chỉ đạo huyện đã lập kế hoạch xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2015, mục tiêu đến năm 2015 xây dựng 8 xã đạt chuẩn, riêng trong năm 2012 xây dựng 2 xã đạt chuẩn. Thành lập Hội đồng xét công nhận xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, tổ thư ký thẩm định hồ sơ, kiểm tra, đánh giá các tiêu chí theo quy định. Đồng thời phân công các ngành, đơn vị kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí phù hợp với lĩnh vực phụ trách.

 

Đội ngũ cán bộ y tế xã, thị trấn toàn huyện hiện có 174 người, trong đó có 14 bác sỹ, 87 y sỹ, 73 cán bộ chuyên môn khác cùng với 204 y tá thôn, bản. Hiện có 10 y sỹ đa khoa đang học bác sỹ tại Trường đại học y dược Thái Nguyên. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được quan tâm thực hiện thường xuyên. Theo ông Nguyễn Hoàng Phi, thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn huyện có nhiều khó khăn, nhiều tiêu chí khó đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn, nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám - chữa bệnh, nguồn nhân lực. Hiện trong số 16 xã đã đạt chuẩn mới có khoảng 50% số xã có trạm y tế đáp ứng yêu cầu về khuôn viên, số phòng chức năng nhưng vẫn chưa đầy đủ về công trình phụ trợ, đây chủ yếu là những trạm mới được xây dựng. Các trạm y tế khác tuy đã được xây dựng cơ bản nhưng xuống cấp nhiều, không đạt yêu cầu về số phòng quy định, thiếu  công trình vệ sinh, nhà bếp, tường bảo vệ, nguồn nước sạch… Một số trạm có diện tích chưa đảm bảo, không có đất xây dựng vuờn thuốc nam như Hạ Bì, Kim Bình, Hợp Kim, Nật Sơn. Trang thiết bị, dụng cụ y tế còn thiếu nhiều so với Bộ tiêu chí, đặc biệt là chỉ tiêu về máy điện tim, máy siêu âm đen trắng xách tay, máy đo đường huyết bắt buộc phải có nhưng đến nay chưa trạm y tế nào có, nguồn kinh phí đầu tư mua sắm lớn. Việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền chưa được chú trọng, vườn thuốc nam chủ yếu là xây dựng mẫu, chưa phục vụ nhiều cho việc khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Nguồn nhân lực thiếu nhiều bác sỹ, tính đến hết năm 2014, toàn huyện mới có 25/28 xã, thị trấn có bác sỹ, đạt 89% trạm y tế có bác sỹ. Đặc biệt, nếu gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, trên địa bàn huyện chưa được xã nào đáp ứng tiêu chí đạt chuẩn.

 

Khắc phục khó khăn trước mắt, trong năm 2012, huyện phấn đấu xây dựng 2 xã là Trung Bì, Bắc Sơn đạt tiêu chí quốc gia về tế. Đây là 2 xã được chọn làm điểm của tỉnh và huyện trong xây dựng mô hình NTM. Hiện trạm y tế 2 xã đang được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế. Bên cạnh đó, huyện tập trung thực hiện các nhóm giải pháp đã đề ra. Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thực hiện xã hội hóa y tế, huy động các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân cùng tham gia, tích cực ủng hộ; điều động, bổ sung lực lượng, có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trạm y tế xã, vận động đóng góp kinh phí mua sắm trang thiết bị; đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng thuốc nam chữa bệnh, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác y học cổ truyền. Qua đó không ngừng củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tạo điều kiện thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng tốt hơn.

 

 

 

 

                                                               Hà Thu

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục