Buồng cấp cứu, khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) không còn giường trống.

Buồng cấp cứu, khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) không còn giường trống.

(HBĐT) - Mấy ngày qua, trời chuyển rét đậm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi. Số bệnh nhân nhập viện do viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm tiểu phế quản, cao huyết áp, tai biến mạch máu não… tăng cao. Theo dự báo, không khí lạnh sẽ còn tiếp tục kéo dài trong những ngày tới. Vì vậy, người dân cần chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

 

Khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) sáng ngày 11/2, tất cả 2 buồng cấp cứu gồm 7 giường đều chật kín bệnh nhi. Hai buồng hô hấp cũng không còn giường trống. Đơn nguyên sơ sinh có 20 trẻ đang phải điều trị tích cực. Với khuôn mặt mệt mỏi, mẹ một cháu bé 3 tháng tuổi ở xóm Nẻ, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) đến nay mới thở phào vì con đã qua cơn nguy hiểm. Chị cho biết: Cháu ho, thở khò khè, nhiều đờm, khóc quấy nhưng cứ nghĩ là ho bình thường. Khi đến khoa Nhi ngày 9/2, các bác sĩ khám và kết luận cháu đã bị viêm phổi nặng phải cho thở ôxy, kết hợp dùng thuốc kháng sinh. Nếu nhập viện muộn hơn thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.  

 

Bác sĩ chuyên khoa II, Trưởng khoa Nhi Đinh Thị Diệu cho biết: Kể từ chiều ngày 9/2, khi thời tiết đang nóng chuyển sang rét, số bệnh nhân nhập viện bắt đầu tăng cao. Trong đó, nhiều bệnh nhân nặng phải cấp cứu. Bình thường hàng năm, thời điểm ngay sau nghỉ Tết, số bệnh nhi nhập viện thường ít hơn. Thời điểm này, mỗi ngày có 60 – 70 bệnh nhi đến khám, 50 bệnh nhi phải nằm lưu điều trị. Phần lớn bệnh nhi bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, trong đó có không ít trẻ còn bú mẹ, trẻ sinh non tháng đang trong tình trạng viêm phổi khá nặng. Nhiều trẻ khác lại bị chảy máu cam do nhiệt độ xuống thấp. Có trường hợp trẻ bị viêm phổi do bố mẹ quấn, mặc quá nóng. Khi khóc, mồ hôi trẻ rịn ra mà không được lau khô kịp thời sẽ nhiễm lạnh trở lại.

 

Tại khoa Hồi sức cấp cứu, ngoài các ca cấp cứu nội khoa như: tai biến mạch máu não, viêm phổi, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa, mấy ngày chuyển rét đậm có thêm bệnh nhân hen phế quản và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Số bệnh nhân này đều ở độ tuổi từ trung niên đến người già và khoa hiện đang điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân. Tại khoa Khám bệnh, số bệnh nhân là người cao tuổi chiếm đa số.  

Thời tiết biến đổi đột ngột, chuyển rét đậm, trẻ em và người già là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khi  nhiệt độ xuống thấp, lớp mỡ dưới da đông lại  làm cho trẻ không thể hấp thụ, hô hấp, chuyển hoá chất dinh dưỡng. Hệ hô hấp của trẻ dễ bị vi rút xâm nhập qua mũi, mồm, tai và đi thẳng vào phổi cũng như các cơ quan khác. Đối với người già, cơ thể biến đổi theo thời gian, sức đề kháng giảm và những thay đổi của hệ thống mạch máu nên dễ mắc bệnh.  

Để phòng bệnh, bác sĩ Đinh Thị Diệu khuyến cáo: Nên cho trẻ ăn uống đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng. Bổ sung thêm hoa quả và vitamin C vào bữa ăn. Đối với các bé mới sinh chưa có khả năng tự điều hòa thân nhiệt, cần mặc ấm phù hợp cho trẻ, không nên để quá nóng hoặc quá lạnh. Vệ sinh đường hô hấp cho trẻ em hàng ngày bằng cách súc miệng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch natri clorid 0,9%. Việc lau rửa, tắm cần thực hiện nhanh bằng nước ấm và ủ ấm ngay sau khi tắm. Không nên đi ra ngoài trời rét khi không cần thiết.

Còn theo bác sĩ Trần Hoàng Dương, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu thì khi trời chuyển rét đậm, người già cần giữ ấm, tránh gió lùa. Khi ở trong nhà cũng nên mặc ấm, quàng khăn, đội mũ, cẩn thận khi mở cửa vì dễ gặp luồng gió lạnh đột ngột. Nên ăn nhiều bữa, các thực phẩm lỏng dễ tiêu hoá. Uống thêm sữa, sinh tố hoa quả, bột ngũ cốc và ăn thêm món có nhiều gia vị như gừng, tiêu, hành, tỏi... Đối với bệnh nhân bị bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm tiểu phế quản co thắt, viêm mũi dị ứng, cần tránh khỏi khói thuốc lá, khói than. Nếu phát hiện thấy người già có biểu hiện như đau đầu, méo mồm, khó phát âm, liệt chi... là triệu chứng của tai biến mạch máu não, nên tìm cách đưa tới bệnh viện để điều trị.

 

                                                                                 

                                                                

                                                                 Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục