(HBĐT) - Trong dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, với phương châm tất cả mọi người đều được đón Tết no đủ, ấm cúng, UBND tỉnh đã hỗ trợ tiền Tết cho 38.206 hộ nghèo với kinh phí trên 11 tỷ đồng.

 

Một số huyện như: Kim Bôi, Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Kỳ Sơn và Mai Châu đã trích từ nguồn ngân sách cấp huyện cứu trợ cho 2.958 hộ nghèo và cận nghèo 82.350 kg gạo, trị giá gần 1 tỷ đồng. MTTQ các huyện, thành phố hỗ trợ 1.020 suất quà, trị giá 306 triệu đồng. Hội CTĐ tỉnh hỗ trợ 8.800 suất quà trị giá 2.640 triệu đồng; tổng kinh phí từ các doanh nghiệp, cá nhân, nhà hảo tâm tặng các đối tượng người có công, người nghèo, NCT, đối tượng bảo trợ xã hội bằng tiền và hiện vật có giá trị 4.311 triệu đồng với trên 14.400 người được nhận quà.

Các huyện, thành phố đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo trợ xã hội cho 17.968 đối tượng trên toàn tỉnh gồm: trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng, người từ 16 - 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng mà đang học phổ thông, học nghề, trung hoc chuyên nghiêp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; NCT thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, trẻ em khuyết tật, người khuyết tật... Cấp 490.583 thẻ BHYT cho các đối tượng được hưởng từ ngân sách Nhà nước gồm: người dân tộc thiểu số, người nghèo và cận nghèo, NCT và các đối tượng bảo trợ xã hội. Toàn tỉnh có 157 sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình thuộc đối tượng được trợ cấp xã hội với kinh phí 221,8   triệu đồng.

Bên cạnh các đối tượng được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội tại cộng đồng, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đã tổ chức quản lý, nuôi dưỡng 113 lượt đối tượng gồm: NCT cô đơn, trẻ em mồ côi, người tâm thần, khuyết tật và lang thang cơ nhỡ. Cùng với đó, công tác cứu trợ xã hội luôn được đảm bảo đúng, kịp thời đến những đối tượng, gia đình gặp rủi ro do thiên tai, lụt bão; cứu đói lúc giáp hạt, phòng, chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai được triển khai nhanh chóng, kịp thời.  

Nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân để bớt gánh nặng cho các quỹ bảo trợ xã hội, các cấp, ngành trong tỉnh đã quan tâm, chú trọng đến việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người dân địa phương. Trong năm 2013 đã giải quyết việc làm cho 15.500 lao động, đạt 100% kế hoạch. Công tác đào tạo dạy nghề tăng cả về quy mô trường, lớp; tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2013 đạt 37%. Riêng trong quý I/2014, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 1.600 lao động.

Nhờ việc thực hiện đồng bộ các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, công tác, xóa đói, giảm nghèo từ tỉnh đến cơ sở đã góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Từ đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2013 giảm còn 18,35%, giảm 3,38% so với cuối năm 2012, tương đương hơn 6.600 hộ thoát nghèo trong năm 2013).

 

                                                    

                                                                     Linh Ngọc

                                                                 (VP UBND tỉnh)

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục