Trung tâm YTDP tỉnh tập huấn tiêm vắc xin cho cán bộ tiêm chủng trạm y tế các xã, thị trấn.

Trung tâm YTDP tỉnh tập huấn tiêm vắc xin cho cán bộ tiêm chủng trạm y tế các xã, thị trấn.

(HBĐT) - Tình hình dịch sởi trên cả nước đang có những diễn biến phức tạp với số ca mắc và tử vong cao, đặc biệt ở địa bàn giáp ranh tỉnh ta là Hà Nội. Trên địa bàn tỉnh, bệnh sởi đang có những dấu hiệu nóng lên. Theo Trung tâm YTDP tỉnh, đến ngày 22/4, toàn tỉnh ghi nhận 86 trường hợp nghi sởi/rubella tại 37 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố, gồm: Tân Lạc 2 ca, Lạc Thủy 2 ca, Lạc Sơn 7 ca, Yên Thủy 4 ca, Kỳ Sơn 6 ca, Cao Phong 31 ca, Mai Châu 2 ca, Đà Bắc 2 ca, TPHB 30 ca.

 

Trong đó, 7 trường hợp xét nghiệm dương tính với bệnh sởi, tập trung phát bệnh trong tháng 4, gồm: Lạc Sơn 1 ca, Cao Phong 1 ca, Lạc Thủy 2 ca, TPHB 3 ca. Riêng ngày 22/4, Trung tâm đã nhận được thông báo về 6 trường hợp dương tính với bệnh sởi điều trị vượt tuyến tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Ngày 23/4, Trung tâm tiếp tục nhận được thông báo của Cục YTDP (Bộ Y tế) về trường hợp bệnh nhân sởi Đặng Nhân Kiệt, sinh ngày 17/7/2013, thường trú tại tổ 15, phường Hữu Nghị (TPHB) đã tử vong tại Bệnh viện Nhi T.Ư. Bệnh nhân có tiền sử bệnh Down bẩm sinh, chưa được tiêm phòng. Tuy nhiên, bệnh nhân đã chuyển về quê ở Phú Xuyên (Hà Nội) từ trước Tết Nguyên đán và mắc bệnh tại đó. Sau khi tử vong, gia đình đưa cháu về quê để mai táng. Ngoài ra, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Đào Bá Dương, sinh ngày 9/11/2013, thường trú tại Thanh Oai (Hà Nội) phát ban vào ngày 21/4.

Diễn biến bệnh sởi đang nóng lên nhưng tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi triển khai từ tháng 3 trong toàn tỉnh lại đạt tỷ lệ thấp, đến ngày 22/3 mới tiêm được 5.929/9.828 trẻ, chiếm 60,2%. Bà Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh cho biết: Vắc xin sởi chỉ đáp ứng miễn dịch sau 2 tuần tiêm. Do vậy, ở thời điểm hiện tại, cách tốt nhất để phòng bệnh vẫn là đưa trẻ đi tiêm chủng. Ai cũng có thể mắc sởi, nhưng trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên dễ mắc hơn. Trong khi đó, tâm lý của một số bậc phụ huynh vẫn e ngại cho con đi tiêm chủng. Chính điều này đã làm cho dịch diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, Sở Y tế vừa xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch sởi trình UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu là chủ động giám sát phát hiện sớm các ca mắc sởi, xử lý dịch kịp thời, triệt để. Tổ chức tốt hoạt động cấp cứu, điều trị cho người bệnh, khống chế không để bùng phát dịch. Giảm nhanh số mắc và hạn chế thấp nhất tử vong do bệnh sởi. Cụ thể, giám sát 100% các trường hợp nghi mắc sởi; xử lý 100% các ổ dịch không để dịch lây lan rộng; 100 % cán bộ làm công tác phòng dịch được tập huấn kiến thức phòng chống dịch sởi. Đảm bảo đủ về nhân lực, trang thiết bị cần thiết tại chỗ, sẵn sàng ứng phó một cách có hiệu quả khi có dịch.

Các đơn vị chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ diễn biến dịch sởi trong nước, nhất là các tỉnh khu vực phía Bắc và trên địa bàn tỉnh để chỉ đạo kịp thời công tác phòng, chống dịch. Đẩy mạnh tuyên truyền cho cộng đồng về bệnh sởi như đường lây bệnh, cách phát hiện, phòng bệnh, chăm sóc người mắc, dự phòng biến chứng do bệnh sởi... Phối hợp với ngành GD&ĐT tuyên truyền cho học sinh các biện pháp phòng bệnh sởi, chú trọng biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường để phòng lây lan rộng. Các đội cơ động phòng, chống dịch tổ chức thường trực, chuẩn bị đầy đủ cơ số hóa chất, trang thiết bị sẵn sàng thực hiện bao vây, xử lý môi trường ổ dịch. Rà soát thống kê số trẻ chưa tiêm vắc xin sởi hoặc tiêm chưa đủ mũi theo quy định để tổ chức tiêm vét ngay trong tháng 4/2014, tránh bỏ sót đối tượng. Các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tốt khám sàng lọc, thu dung cách ly điều trị tích cực cho người bệnh mắc sởi. Tập huấn lại cho các nhân viên y tế về chẩn đoán, điều trị bệnh sởi.

Đồng chí Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung Tâm YTDP tỉnh khuyến cáo: Những trường hợp trẻ chưa tiêm vét vắc xin sởi, phụ huynh nên đưa đi tiêm trong thời gian tới, phấn đấu duy trì đạt tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi trong toàn tỉnh trên 95%. Đối với gia đình, cộng đồng nên vệ sinh và làm thông thoáng nhà cửa. Quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ, vệ sinh cho trẻ sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện như sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, phát ban... cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các nhà trường, nhất là trường mầm non cần khử khuẩn lớp học, đồ chơi hàng ngày. Phát hiện sớm trẻ bị bệnh để cách ly.

 

 

                                                                               Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục