Cán bộ Trạm y tế xã Nuông Dăm (Kim Bôi) khám bệnh cho người dân có thẻ BHYT.

Cán bộ Trạm y tế xã Nuông Dăm (Kim Bôi) khám bệnh cho người dân có thẻ BHYT.

(HBĐT) - Người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số sống ở vùng ĐBKK... được Nhà nước hỗ trợ cấp thẻ BHYT. Mục đích nhằm giúp các đối tượng giảm bớt gánh nặng về kinh tế khi ốm đau, bệnh tật, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua ở huyện Kim Bôi đã nảy sinh vấn đề cấp trùng, sai nhiều thẻ BHYT. Điều này không chỉ gây thất thoát tiền của Nhà nước mà nhiều người còn không được hưởng lợi từ việc KCB bằng thẻ bảo hiểm.

 

Theo báo cáo của BCĐ BHYT toàn dân huyện Kim Bôi, dân số toàn huyện có 114.164 người. Thực hiện Quyết định số 14 của UBND tỉnh về phân cấp quản lý mua, cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách Nhà nước đảm bảo, năm 2013 đã có 111.882 người thuộc 7 đối tượng được cấp thẻ BHYT, đạt 98% dân số. 6 tháng đầu năm đã có 112.135 người được cấp, đạt 98,22% dân số. Qua rà soát, năm 2013 có 1.397 thẻ BHYT bị cấp trùng. Trong đó, nhiều nhất là nhóm đối tượng người nghèo, dân tộc thiểu số vùng ĐBKK trùng 798 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi trùng 592 thẻ, cán bộ xã nghỉ việc hưởng trợ cấp NSNN trùng 5 thẻ, người gia đình cận nghèo 2 thẻ. Trong số đó có người có 2 - 3 thẻ, cá biệt có người có đến 5 thẻ BHYT. Đó là chưa kể số thẻ cấp sai thông tin với các lỗi sai chủ yếu là tên, họ, năm sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều người dân không được hưởng lợi từ việc KCB bằng thẻ BHYT kịp thời.

 

Đơn cử tại xã Hạ Bì, do quá trình lập danh sách không phân rõ từng đối tượng được cấp thẻ dẫn đến bị cấp trùng 49 đối tượng là người dân tộc thiểu số. UBND xã đã chỉ đạo cán bộ làm công tác LĐ -TB&XH xác minh, rà soát để thu hồi lại thẻ. Song chỉ thu hồi được 32 thẻ do các đối tượng đã làm mất, hư hỏng. Nguyên nhân việc cấp trùng, sai thẻ BHYT theo lãnh đạo xã là do một số hộ kê khai thông tin không đầy đủ, không chính xác. Quá trình tổng hợp danh sách của các xóm viết bằng tay nên đôi khi bị nhầm, sai dấu. Cán bộ LĐ -TB&XH kiêm nhiều việc, còn hay nhập sai tên, họ, tên đệm, năm sinh. Việc lập thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi gặp nhiều vướng mắc vì không ít người dân có suy nghĩ chỉ cần dùng giấy khai sinh là có thể đi KCB được. Mặt khác, cán bộ xã đã thông báo khi được cấp thẻ, người dân cần đối chiếu xem đã chính xác các thông tin chưa. Nếu sai báo lại ngay để sửa kịp thời nhưng nhiều người lại cất luôn vào tủ, khi bị bệnh mới cuống cuồng lên xã báo cáo để xin đổi gấp.

 

Đồng chí Vũ Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ BHYT toàn dân huyện cho rằng, nguyên nhân sai, trùng thẻ BHYT là do trưởng thôn ghi chép thông tin không cẩn thận. Người dân kê khai không đúng tên, tuổi... Một số công chức xã tuổi cao, chưa thông thạo vi tính, phải nhờ người khác nhập thông tin hộ, dẫn đến nhầm, sai. Cán bộ cấp huyện cũng chỉ có một người chuyên trách trong khi danh sách đối tượng phải lập hàng năm rất nhiều. Mặt khác, nhiều tổ chức, ngành cùng lập danh sách; một cá nhân có thể thuộc nhiều diện được hỗ trợ cấp thẻ nên có người được cấp tới 2 - 3 thẻ khi họ vừa là đối tượng thuộc diện hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số... Để khắc phục tình trạng này, ngay trong năm nay, huyện sẽ tập huấn cho 203 trưởng thôn. Phát phiếu điều tra đến từng hộ gia đình. Tập huấn cho cán bộ xử lý các lỗi vi tính từ xã đến huyện. Bổ sung thông tin đầy đủ về ngày, tháng, năm sinh vào thẻ thay vì chỉ có năm sinh như năm 2013. Tăng cường tuyên truyền để người thụ hưởng thấy rõ quyền lợi, trách nhiệm khi được Nhà nước hỗ trợ mua thẻ BHYT.

 

Theo quy định, mỗi người dân chỉ được cấp 1 thẻ BHYT, cá nhân thuộc nhiều diện khác nhau sẽ được nhận thẻ BHYT hưởng quyền lợi cao nhất. Tuy nhiên, các đối tượng thụ hưởng sau khi được nhận nhiều thẻ  không tự giác báo với cơ quan chức năng dù cả năm không sử dụng đến. Như vậy, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngân sách Nhà nước bị lãng phí. Trong buổi kiểm tra việc phân cấp quản lý, cấp phát thẻ BHYT tại huyện Kim Bôi vào cuối tháng 6, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh yêu cầu vấn đề cấp trùng, sai thẻ BHYT cần sớm được khắc phục, chấn chỉnh. Đồng chí đề nghị các ngành, cấp hữu quan cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả cán bộ, nhân dân bằng nhiều hình thức đi đôi với việc kiểm tra, nắm tình hình. Xác định rõ từng nhóm đối tượng được thụ hưởng, tránh chồng chéo. Ứng dụng phần mềm CNTT trong lập danh sách. Nâng cao trình độ, trách nhiệm công vụ cho cán bộ LĐ -TB&XH và cán bộ chuyên trách cấp xã.

 

 

 

                                                                              Cẩm lệ

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục