Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lạc Thuỷ chuẩn bị tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Cán bộ Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Lạc Thuỷ chuẩn bị tài liệu truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh.

(HBĐT) - Năm 2013, tỷ số giới tính khi sinh của huyện Lạc Thủy chỉ ở mức 99,6 bé trai/100 bé gái, tuy nhiên, theo số liệu thống kê của ngành dân số, 6 tháng đầu năm, tỷ số giới tính khi sinh đã lên đến 116/100.

 

Lạc Thuỷ trở thành 1 trong những địa phương mất cân bằng giới tính khi sinh cao của tỉnh. Chia sẻ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đồng chí Vũ Việt Tùng, Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ huyện cho biết: Nguyên nhân lớn nhất đó vẫn là do tư tưởng trọng nam - khinh nữ. ở khu vực trung tâm huyện, người dân có thể lựa chọn các dịch vụ y tế hiện đại như siêu âm phát hiện sớm giới tính thai nhi, nhiều người dễ dàng bỏ thai nếu giới tính là nữ; còn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, một số gia đình chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại, cứ sinh thêm con đến khi được con trai mới thôi.

 

Theo thống kê của ngành dân số huyện, tỷ số giới tính khi sinh giữa các xã không có sự đồng đều. Có xã ổn định, thậm chí tỷ số bé trai còn thấp hơn bé gái như thị trấn Chi Nê 64/100, xã Đồng Môn 57/100, xã Khoan Dụ 76/100. Tuy nhiên, có nơi tình trạng mất cân bằng giới ở tỷ số cao như thị trấn Thanh Hà 600/100, xã Đồng Tâm 188/100, xã Liên Hoà 200/100...

 

Trước thực trạng hiện nay, ngành dân số huyện đã tăng cường công tác truyền thông có trọng tâm, trọng điểm. Tập trung vào các nội dung giới tính khi sinh, tuyên truyền mạnh các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có 1 con là gái hoặc 2 con gái, tuyên truyền đến các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên. Phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể duy trì và mở rộng hoạt động của các mô hình CLB SKSS và cân bằng giới tính, CLB không sinh con thứ 3. Đồng thời, trung tâm DS/KHHGĐ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ, đảng viên và các hộ gia đình nắm được những kiến thức cơ bản về giới, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Gắn trách nhiệm thực hiện DS-KHHGĐ với đánh giá, phân loại hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm đối với các cấp ủy, tập thể cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên. Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi về DS-KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục được tăng cường qua hệ thống thông tin đại chúng.

 

                                                                      

                                                                      Hồng Nhung

 

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục