(HBĐT)- Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ -TB&XH, Trưởng BCĐ điều tra thu thập, xử lý thông tin biến động cung lao động và điều tra lao động, tiền lương và nhu cầu sử dụng lao động năm 2014 (gọi tắt là BCĐ điều tra cung cầu lao động) cho biết: Theo kế hoạch, đến ngày 30/7 sẽ hoàn thành việc điều tra cung - cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh. Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin cơ bản, chính xác sự biến động về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung - cầu lao động.

 

Bên cạnh đó, qua đợt điều tra này đánh giá thực trạng tuyển dụng, sử dụng lao động, việc làm trong các doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách lao động - việc làm, tiền lương, BHXH và chính sách phát triển thị trường lao động. Xây dựng và phát triển dữ liệu về thị trường lao động, đánh giá thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách về lao động, tiền lương. Công bố mức tiền lương, tiền công bình quân của các ngành, nghề theo vùng và từng loại hình doanh nghiệp. Đánh giá tình hình thực hiện một số quy định của Bộ LĐ -TB& XH, Luật BHXH làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách pháp luật lao động và ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới. Về đối tượng điều tra mẫu trong năm 2014, toàn tỉnh chọn 113 doanh nghiệp, 226 lao động (mỗi doanh nghiệp chọn 2 lao động gồm 1 lao động gián tiếp và 1 lao động trực tiếp). Đối tượng thu thập thông tin cung lao động, các hộ mới chuyển đi, chuyển đến, hộ mới tách, mới nhập, các thành viên trong hộ đủ 10 tuổi trở lên (sinh từ ngày 1/4/2004 trở về trước) mới nhập khẩu vào hộ gia đình, người trong hộ mới chuyển đi hoặc chết, những người trong danh sách hộ khẩu vừa đủ 10 tuổi...

 

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, để phục vụ công tác điều tra, cấp tỉnh thành lập BCĐ, các huyện, thành phố thành lập BCĐ, tổ điều tra. Các thành viên trong BCĐ, tổ điều tra đã được tập huấn kiến thức nghiệp vụ điều tra. Trong quá trình điều tra, BCĐ tỉnh yêu cầu các điều tra viên phải cập nhật, ghi chép thông tin. Các thông tin thu thập phải đảm bảo tính chính xác, đảm bảo tính khách quan, đúng sự thật. Chữ viết, chữ số khi ghi chép phải sạch sẽ, rõ ràng. Thông tin phải xác định đầy đủ, kịp thời số người bước vào - ra khỏi tuổi lao động, số người trong độ tuổi lao động và biến động về lao động, tình trạng việc làm, thất nghiệp trong các hộ gia đình. Từ kết quả của cuộc điều tra này, các phòng chức năng Sở LĐ -TB&XH sẽ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin thị trường lao động làm cơ sở ban hành các chính sách về lao động việc làm, đào tạo nghề cung ứng nguồn nhân lực phục vụ chương trình phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.

 

 

                                                                              H.L

 

Các tin khác


Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng cúm gia cầm lây sang người

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Do đó, người dân cần chủ động trang bị các kiến thức phòng tránh, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa như hiện nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục