Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có quyết định dừng lưu thông, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Công ty Korea General Mannyon Health Corporation Chongryu No2, Taedonggang district Pyongyang, Triều Tiên sản xuất, đã được Công ty TNHH thương mại Mannyon Việt Nam nhập khẩu vào Việt Nam.

 

Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, tháng 6-2014, công ty TNHH thương mại Mannyon Việt Nam nhập khẩu với số lượng 30 hộp An cung ngưu hoàng hoàn, mục đích để giới thiệu sản phẩm. Trong số này có bốn hộp đã được cơ quan kiểm nghiệm chức năng lấy mẫu kiểm nghiệm và hiện còn lại 26 hộp dạng hộp sáu viên.

Kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương phát hiện thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên có hàm lượng chì, thủy ngân và asen cao gấp nhiều lần ngưỡng an toàn cho phép với cơ thể, gây nguy hiểm cho sức khỏe người sử dụng.

Theo quy chuẩn Việt Nam, hàm lượng kim loại ô nhiễm tối thiểu được chấp nhận đưa vào cơ thể qua đường thức ăn hàng tuần với asen là 0,015 mg/kg thể trọng, thủy ngân 0,005 mg/kg thể trọng và chì là 0,025 mg/kg thể trọng. Trong khi đó An cung ngưu hoàng hoàn được kiểm nghiệm chứa đến 0,25 mg/g chì, 33,2 mg/g thủy ngân và asen là 38,9 mg/g.

Lý giải nguyên nhân An cung ngưu hoàng hoàn là thuốc nhưng lại được cấp phép nhập khẩu dưới dạng thực phẩm chức năng, ông Trần Quang Trung cho hay phải dựa vào tên gọi của sản phẩm tại quốc gia sản xuất. Ví dụ như Glucosamin do Mỹ sản xuất, coi là thực phẩm chức năng thì khi nhập về Việt Nam cũng được gọi là thực phẩm chức năng. An cung ngưu hoàng hoàn cũng vậy, mặc dù thành phần của sản phẩm rất nhiều thảo dược, nhưng người ta chế biến dưới dạng bài thuốc để góp phần hỗ trợ người bệnh để có thể dự phòng, hoặc hỗ trợ cho người bệnh. Sản phẩm này ở Triều Tiên được coi là thực phẩm chức năng.

Theo Đại tá Hoàng Khánh Toàn, Chủ nhiệm khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108, An cung ngưu hoàng hoàn chuyên dùng để thanh nhiệt giải độc, chuyên trị bệnh khi bị ôn bệnh, nội tà gây ra tình trạng sốt cao, thần trí hôn mê… Đây là một bài thuốc rất quý, trong An cung ngưu hoàng hoàn đúng là có thành phần dược liệu có chứa kim loại như thủy ngân hay asen, nhưng từ trước đến nay y học cổ truyền vẫn sử dụng và nếu chỉ định đúng thì vẫn đem lại hiệu quả và không hề gây hại cho người bệnh.

Hiện nay, do nguồn sản xuất và cung ứng không chuẩn, nên có sản phẩm mang tên An cung ngưu hoàng hoàn, nhưng thành phần và công thức không bảo đảm đúng như công thức của cổ nhân đã truyền lại, nên sản phẩm có thể mang danh của Triều Tiên, Hàn Quốc nhưng vẫn có sản phẩm rởm, hàm lượng chì, asen, thủy ngân cao quá hàm lượng cho phép.

“Thực tế hiện nay những người có nguy cơ bị tai biến mạch mãu não thường truyền tai nhau phải dùng An cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng. Tôi cho rằng đó cũng là điều bất cập. Bởi An cung ngưu hoàng hoàn là thuốc nên không thể sử dụng tự do và thoải mái, mà dứt khoát phải có sự chỉ dẫn của thầy thuốc”, bác sĩ Toàn cho biết.

 
 
                                                                             Theo Báo ND
 
 
 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục