Bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bác sĩ Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật.

(HBĐT) - Khâu nối mạch máu; mổ chấn thương sọ não; phẫu thuật gan, mật; nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân, non tháng trong lồng ấp... Đó là những kỹ thuật tiên tiến mà người dân huyện Mai Châu được tiếp cận trong những năm gần đây. Không tránh khỏi những khó khăn chung của ngành Y tế tỉnh, nhất là vấn đề thiếu cán bộ có trình độ cao nhưng Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu đã có những cách làm hiệu quả. Qua đó góp phần hạn chế chuyển tuyến, giảm chi phí, nâng cao chất lượng điều trị.

 

Triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến

 

Đây là bệnh viện tuyến tỉnh có nhiệm vụ KCB cho nhân dân trên địa bàn huyện và các huyện lân cận trong tỉnh, tỉnh bạn với quy mô dân số 280.000 người. Mặc dù phải đối mặt với tình trạng thiếu cán bộ có trình độ cao nhưng bệnh viện đã có những cách làm hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bù lại sự thiếu hụt về số lượng. Bác sĩ Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện cho biết: Xác định chiến lược về con người là nhiệm vụ then chốt, bệnh viện đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao tay nghề cho các y, bác sĩ. Trước hết là chủ động, tích cực trong phối hợp thực hiện Đề án 1816 luân phiên bác sĩ từ  bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới. Gửi bác sĩ đi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo từng chuyên ngành tại các Bệnh viện T.Ư. Tranh thủ sự hợp tác quốc tế với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ.

 

Vào chiều thứ năm hàng tuần, bệnh viện tổ chức đào tạo tại chỗ theo chuyên đề để cùng nhau trao đổi nghiệp vụ, cập nhật kiến thức. Cùng với đó, tạo môi trường làm việc thân thiện, trọng người tài. Đến nay, bệnh viện đã có 16 bác sĩ (1 bác sĩ CKII, 6 bác sĩ CKI). Nhiều kỹ thuật tiên tiến được áp dụng và triển khai thường quy như: nối thành công bàn tay đứt rời; phẫu thuật lồng ngực, tiêu  hoá, gan, mật, tiết niệu, cột sống, chấn thương sọ não; phẫu thuật nội soi, nhi khoa, sản khoa, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng; nội soi tiêu hóa can thiệp; nuôi trẻ sơ sinh nhẹ cân non tháng trong lồng ấp, điều trị trẻ sơ sinh vàng da; chạy thận nhân tạo... Trong năm, Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đã tiến hành ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật gói dịch vụ y tế theo Đề án 47/930. Theo đó, thực hiện chuyển giao 3 gói dịch vụ là phẫu thuật tiết niệu, gây mê hồi sức, nội soi can thiệp với các kỹ thuật: mổ nội soi u phì đại tiền liệt tuyến, gây mê tĩnh mạch theo nồng độ đích bằng propofol, cầm máu trong chảy máu dạ dày. Với tinh thần tích cực học hỏi, hiện nay, các bác sĩ của bệnh viện đã có thể thực hiện các kỹ thuật trên trong chẩn đoán, điều trị bệnh. Đây là tiền đề trong lộ trình để bệnh viện trở thành bệnh viện vệ tinh của T.Ư. Bên cạnh đó, bệnh viện đưa nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại vào chẩn đoán, điều trị như: máy Xquang kỹ thuật số, máy điện giải đồ, điện não đồ, máy thở, máy đo loãng xương, siêu âm màu 4D...

 

 

Bệnh nhân là khách hàng, cán bộ, người phục vụ

 

Đó là quan điểm mà lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu quán triệt tới toàn thể cán bộ, y, bác sĩ. Vì vậy, những hành động dù nhỏ nhưng có dấu hiệu thờ ơ với bệnh nhân đều bị nhắc nhở, khiển trách, kỷ luật tùy theo mức độ. Giám đốc Phạm Văn Cường cho rằng, có tay nghề, chuyên môn thôi chưa đủ mà phải có cái tâm, sự sẻ chia, đặt vị trí của người cán bộ y tế vào vị trí của người bệnh. Dù bệnh viện có quá tải, cán bộ phải làm việc căng thẳng nhưng không thể có thái độ thờ ơ với người bệnh. Do đó, bệnh viện luôn nghiêm túc chỉ đạo và tích cực thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, quy tắc ứng xử ngành Y tế. Lấy lời dạy của Bác: “Lương y như từ mẫu”, coi người bệnh đau đớn, như mình đau đớn làm kim chỉ nam cho hoạt động. Đồng thời, duy trì đường dây nóng để tiếp nhận những thông tin phản ánh của bệnh nhân và người nhà. Tất cả các hoạt động trong bệnh viện đều được quản lý bằng CNTT, bảo đảm chính xác, không thất thoát; giảm thời gian chờ đợi, chi phí điều trị cho bệnh nhân, tiết kiệm được nhân lực, vật lực. Bệnh viện luôn đảm bảo cung ứng đủ thuốc thiết yếu, thuốc thông thường, vật tư y tế tiêu hao, hoá chất xét nghiệm, không để người bệnh phải tự đi mua thuốc. Trung bình, mỗi năm, bệnh viện thực hiện khoảng trên 1.300 ca mổ. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt kế hoạch. Nhờ đó góp phần hạn chế chuyển tuyến, giảm chi phí, nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.

 

 

 

                                                                                       Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục