Các y, bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân sởi tại Trạm y tế xã Hang Kia.

Các y, bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhân sởi tại Trạm y tế xã Hang Kia.

(HBĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm YTDP tỉnh, tính đến trưa ngày 10/9 đã ghi nhận 138 ca bệnh sởi tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu), tăng 13 ca so với ngày 9/9. Trong đó, xã Pà Cò có 3 ca, còn lại tập trung tại bản Thung Mặn, xã Hang Kia. Ca bệnh đầu tiên phát hiện ngày 18/8, bệnh nhân là Khà Y Phàng, 7 tuổi ở bản Thung Mặn. Sau đó, bệnh đã lan rộng trong cộng đồng. Đến hết ngày 28/8 tăng lên 19 ca; ngày 3/9 tăng lên 92 ca; ngày 7/9 tăng lên 116 ca, ngày 9/9 là 125 ca. Số ca mắc chủ yếu tuổi từ 3 – 9 nhưng cũng có trường hợp 22 tuổi mắc.

 

Trước tình hình bùng phát dịch sởi ở 2 xã trên, Sở Y tế đã họp với BCĐ phòng, chống dịch bệnh huyện Mai Châu quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng, chống. Trung tâm YTDP tỉnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu, Trung tâm YTDP huyện đã tập trung lực lượng, vật tư y tế, thuốc đến 2 xã cùng trạm y tế khoanh vùng, điều trị cho bệnh nhân ngay tại trạm. Những trường hợp nặng được chuyển lên bệnh viện điều trị. Cán bộ y tế trực tiếp xuống "cắm" bản, theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, vận động nhân dân cách phòng, chống.  

Giám đốc Trung tâm YTDP tỉnh Trần Thị Ái Hương cho biết: Mặc dù trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 nhưng Trung tâm đã kịp thời huy động trên 10 cán bộ thành lập 2 tổ cơ động phòng, chống dịch phối hợp với Trung tâm YTDP, phòng Y tế, Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu xuống tận các xóm, hộ gia đình giám sát, khám sàng lọc, phân loại ca bệnh. Sáng ngày 1/9, Trung tâm đã xin cấp bổ sung từ Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư 2.000 liều vắc xin, bơm kim tiêm và ngay trong ngày 2/9 đã tổ chức tiêm phòng cho các đối tượng cảm nhiễm. Dự kiến có 1.900 trẻ từ 9 tháng – 15 tuổi trong diện tiêm và sẽ phấn đấu hoàn thành trước ngày 12/9. Ổ dịch bản Thung Mặn cách trung tâm xã đến 11 km, đường lầy lội, có đoạn xe ô tô không thể lăn bánh, tổ công tác phải đi bộ dầm mưa xuống bản khám, vận động bà con tiêm phòng. Tuy nhiên, một số người dân vẫn địu con lên nương đi làm đến chiều mới về. Khó khăn nữa là việc bất đồng ngôn ngữ. Để thuyết phục được dân, cán bộ y tế đã phải ăn, ở tại bản, khi bà con đi nương về cùng với trưởng bản lại đến từng nhà, gặp từng người để tuyên truyền, vận động. Dù khó khăn nhưng cán bộ y tế cũng không vắng mặt ở bản. Đến ngày 10/9 đã tổ chức tiêm được cho trên 97% đối tượng ở xã Pà Cò; trong 201 đối tượng còn lại trong diện tiêm ở xã Hang Kia đã tiêm được 22 trẻ, chỉ còn lại trên 100 trẻ. Cán bộ y tế sẽ tiếp tục tiêm vét trong ngày tới. Cùng với đó, tổ công tác đã huy động tối đa các phương tiện thông tin tại địa phương như loa, phát tờ rơi, hướng dẫn trực tiếp các biện pháp cách ly, phun khử khuẩn, phòng tránh lây lan dịch bệnh.  

 

Ông Hà Văn Di, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Huyện chỉ đạo BHXH huyện cử cán bộ đến xã làm công tác giám định ngay tại địa phương để thuận tiện cho việc thanh toán trong điều trị cho bệnh nhân. Chỉ đạo cán bộ xã đã rà soát, tổng hợp danh sách số trẻ chưa có giấy khai sinh, thẻ BHYT gửi nhanh lên phòng LĐ-TB&XH huyện cấp kịp thời.  

Hiện nay, số ca mắc sởi mới đã giảm, nhiều bệnh nhân đã điều trị ổn định và tiếp tục được theo dõi sát tại cộng đồng. Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực Mai Châu Phạm Văn Cường cho biết: Từ ngày 4 – 6/9, bệnh viện đã cử 6 y, bác sĩ chuyên khoa nội, nhi, lây đến 2 xã. 80% bệnh nhân có biến chứng tiêu chảy, phổi, trong đó có 3 bệnh nhân có biến chứng viêm phổi nặng nhưng đã được điều trị ổn định. Y, bác sĩ phải ăn, ở tại trạm y tế và nhà dân nhưng vẫn phân ca trực như tại bệnh viện. Trạm y tế gần như một bệnh viện dã chiến. Bệnh nhân, người nhà nằm, ngồi kín các phòng, các y, bác sĩ luôn tất bật.

Thực tế cho thấy, để dập tắt bệnh sởi ở xã Hang Kia, Pà Cò không thể một sớm một chiều. Tiêm vắc xin phòng sởi cũng phải đến khoảng 10 ngày sau mới có miễn dịch. Tuy nhiên, ngành Y tế đang tập trung mọi lực lượng phối hợp với địa phương làm tốt công tác khoanh vùng, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan ra các xã lân cận. Bên cạnh đó, điều trị dứt điểm các ca bệnh đang điều trị tại trạm, bệnh viện; quản lý chặt các ca được đưa về nhà điều trị.

 

                                                                 Cẩm Lệ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục