Cán bộ TT DS/KHHGĐ phân loại tài liệu truyền thông cho nhóm đối tượng muốn sinh con trai.

Cán bộ TT DS/KHHGĐ phân loại tài liệu truyền thông cho nhóm đối tượng muốn sinh con trai.

(HBĐT) - Theo thống kê của Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lương Sơn, 9 tháng qua, toàn huyện có 1.149 trẻ được sinh ra (có 640 bé trai và 509 bé gái). Như vậy, tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện là 126 bé trai /100 bé gái. Trong số những trẻ được sinh ra có 100 trẻ là con thứ 3 trở lên, trong đó có 63 bé trai và 37 bé gái. Điều này có thể nhận thấy, một số người dân vẫn mong muốn và dùng nhiều biện pháp để sinh được con trai. Vấn đề này đang đặt ra cho ngành dân số huyện nhiều thách thức, khó khăn trong công tác DS/KHHGĐ nói chung và ổn định tỷ số giới tính khi sinh nói riêng trên địa bàn.

 

Nguyên nhân của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) vẫn là muốn có con trai nối dõi tông đường. Chính từ tư tưởng đó mà một số người dân đã dùng nhiều biện pháp can thiệp để sinh con trai như siêu âm chẩn đoán hình ảnh giới tính thai nhi, uống thuốc, thay đổi chế độ sinh hoạt và thậm chí là nạo phá thai. Hậu quả của MCBGTKS sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hôn nhân của thế hệ sau này, khi mà thừa nam, thiếu nữ sẽ dẫn đến nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, gia tăng nạn mại dâm, nam giới khó tìm được bạn đời...

 

Đồng chí Phạm Văn Quân, Giám đốc Trung tâm DS /KHHGĐ huyện Lương Sơn cho biết: MCBGTKS diễn ra ở 14/20 xã, thị trấn trên địa bàn. Đặc biệt có những xã tỷ số giới tính cao như Hợp Hòa là 190 bé trai /100 bé gái; xã Long Sơn là 191/100; Cao Răm 185/100; Tiến Sơn 174/100; Nhuận Trạch 158/100...  Trước thực trạng đó, Ban DS/KHHGĐ huyện đã tiến hành điều tra rà soát về tình trạng MCBGTKS tại tất cả các xã, thị trấn. Trung tâm đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13 của UBND tỉnh về công tác DS /KHHGĐ. Để nâng cao nhận thức của người dân về nguyên nhân, hậu quả của MCBGTKS, trung tâm đã mở được 3 hội nghị tuyên truyền, 7 cuộc nói chuyện chuyên đề về dân số và thực trạng MCBGTKS tại các xã có tỷ số giới tính cao. Đồng thời, Ban DS/KHHGĐ huyện đã tổ chức ký cam kết không sinh con thứ 3 trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn toàn huyện, kết quả đã có 77,7% hộ gia đình đã ký. Huyện xây dựng mô hình “xã giảm nhanh số người sinh con thứ 3” tại 100% xã, thị trấn, mở hội nghị điều tra khảo sát, phân loại nhóm đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3 cao (cặp gia đình có kinh tế khá giả, cặp sinh con 1 bề là gái, cặp gia đình chịu sức ép từ phía dòng họ...). Qua khảo sát nhiều nơi có từ 30 cặp vợ chồng thuộc đối tượng có nguy cơ cao như xã Tân Vinh, Cao Thắng, Nhuận Trạch, Cao Dương, Cao Răm, riêng thị trấn là 230 cặp. Từ việc thống kê phân loại đó, ngành dân số đưa ra những phương pháp truyền thông phù hợp góp phần ổn định mức sinh và tỷ số giới tính khi sinh trên địa bàn.

 

 

Hồng Nhung

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục