BVĐK tỉnh được đầu tư TTB y tế hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.

BVĐK tỉnh được đầu tư TTB y tế hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân.

(HBĐT) - Trang thiết bị (TTB) y tế là hàng hóa đặc biệt, liên quan trực tiếp đến chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian qua đã xảy ra hiện tượng một số bệnh viện tuyến huyện của Hà Nội sử dụng TTB không rõ nguồn gốc trong KCB. Thực hiện đề nghị của Bộ Y tế, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 992, ngày 8/8/2014 về việc tổng kiểm tra hoạt động đầu tư, sử dụng TTB y tế trong các cơ sở y tế. Sở Y tế đã có Quyết định kiểm tra việc đầu tư, sử dụng TTB bị y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

 

Đoàn đã kiểm tra 1.625 máy xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, dụng cụ, thiết bị y tế tại 13 bệnh viện. Kết quả kiểm tra cho thấy, đối với máy, TTB y tế từ các dự án, đơn vị được đầu tư đã quản lý, sử dụng đúng mục đích. Vật tư tiêu hao, hoá chất xét nghiệm thực hiện đấu thầu theo đúng trình tự, có phê duyệt chủ trương, kế hoạch đấu thầu, các biên bản xét thầu và quyết định phê duyệt đơn vị trúng thầu. Đối với máy, TTB đơn vị tự mua sắm, về hồ sơ cơ bản đã thực hiện đầy đủ các thủ tục mua sắm theo quy định. Tuy nhiên, máy nội soi tai - mũi - họng, máy hút dịch 2 bình, máy tạo Oxy 3 lít, xe đẩy tiêm 3 tầng của BVĐK Lạc Thuỷ chưa có giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa (CO). Máy xét nghiệm sinh hóa tự động của BVĐK Yên Thuỷ chưa có CO, CQ (giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa). Máy nội soi tai - mũi - họng của BVĐK Đà Bắc thiếu CQ. Máy xét nghiệm Elisa, máy xét nghiệm sinh hóa của Bệnh viện Nội tiết không lưu giữ xuất xứ hàng hóa. Tại Bệnh viện YHCT, một loạt các máy còn thiếu tờ khai hải quan: X-Quang cao tần, máy rửa phim, máy huyết học, hệ thống máy kéo dãn cổ cột sống bằng điện. Riêng máy lazer nội mạch, số seri TO11397202002 không đúng tính năng kỹ thuật.

 

Đối với máy, TTB liên doanh, liên kết, về hồ sơ vẫn còn một số máy, thiết bị bệnh viện chưa xuất trình được. Đơn cử như máy phân tích sinh hóa tự động của BVĐK Lạc Thuỷ chưa có CQ, tờ khai hải quan thiếu phụ lục đính kèm. Máy nội soi TMH PROVIX Hàn Quốc của BVĐK Tân Lạc chưa có CO, CQ, tờ khai hải quan; máy xét nghiệm huyết học 18 thông số chưa có tờ khai hải quan. Máy siêu âm màu của BVĐKKV Mai Châu chưa có CO, CQ, tờ khai hải quan. Máy nội soi TMH - cổ đông CBCC bệnh viện không có giấy tờ chứng minh xuất xứ hàng hóa. Máy siêu âm màu 3D SONOACE6000 Bệnh viện Nội tiết thiếu CQ, tờ khai hải quan. Tại BVĐK TPHB, các máy: xét nghiệm sinh hóa tự động AT 240; nội soi tai - mũi - họng; siêu âm chẩn đoán loãng xương OSTEO Hàn Quốc; máy đo chức năng hô hấp... đều thiếu cơ sở xác định giá trị tài sản. Ngoài ra, vật tư, hóa chất sử dụng cho một số máy xét nghiệm của BVĐK TPHB, Lạc Thủy chưa thực hiện đấu thầu.

 

Thực tế vẫn còn tình trạng một số bệnh viện như Mai Châu, Kỳ Sơn, Cao Phong do máy xét nghiệm sinh hóa hỏng hoặc sửa chữa nên phải mượn máy của các công ty có hóa chất trúng thầu để phục vụ hoạt động chuyện môn. Ngoài ra, một số thiết bị, dụng cụ tại các bệnh viện huyện không sử dụng: bàn mổ, máy thở, máy trợ thở. Nhiều máy, TTB, dụng cụ y tế đã hỏng lưu giữ tại kho chưa thanh lý tài sản. Đáng chú ý có những TTB không sử dụng được ngay sau khi bàn giao như: máy xét nghiệm (PT) nước tiểu G04040; đèn mổ di động JS013... của BVĐKKV Mai Châu (bàn giao năm 2006); có máy lại không tìm được hóa chất sử dụng (máy điện giải Syemes). Một số máy bàn giao năm 2010 của BVĐK Lạc Thủy và một số bệnh viện khác nay đã hỏng: máy rửa phim XQ, máy phân tích nước tiểu, máy xét nghiệm huyết học 18 thông số... Holter huyết áp của BVĐK TPHB mới được bàn giao năm 2013 cũng đã hỏng.

 

Để đảm bảo hoạt động chuyên môn, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TTB y tế tại các bệnh viện, Sở Y tế kiến nghị: Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn chỉ đạo nhằm thay đổi một số phương pháp quản lý cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Đơn cử như quản lý TTB y tế theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao. Xây dựng các hướng dẫn về điều kiện con người, CSVC, TTB, phương tiện phục vụ kiểm chuẩn, bảo đảm chất lượng thiết bị y tế. Trong giai đoạn hiện nay, nguồn lực của các dự án, ngân sách Nhà nước, tỉnh còn hạn chế, không đủ kinh phí mua các TTB y tế hiện đại, giá trị lớn. Vì vậy, thực hiện liên doanh, liên kết là cần thiết để phục vụ KCB nên cần sớm thay đổi Thông tư số 15 cho phù hợp.

 

 

 

 

                                                                        Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục