Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu thảo luận tại Hội trường

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu thảo luận tại Hội trường

(HBĐT) - Ngày 23/10, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phát biểu đóng góp vào Dự án Luật các đại biểu Quốc hội đề nghị Luật cần được xây dựng theo hướng quy định mở rộng các đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội; Cần quy định chế tài chặt chẽ đảm bảo khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội hiện nay. Đồng thời cần có quy định rõ ràng để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi doanh nghiệp nợ, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội và không còn tài sản để giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động.

 

Phát biểu tại Hội trường vào Dự thảo Luật, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Đoàn Hòa Bình bày tỏ quan điểm đồng tình với một số ý kiến của các đại biểu đã phát biểu và nhất trí bổ sung người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội như đã được quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2. Chính sách khuyến khích mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như đã được quy định tại Điều 87. Đại biểu nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 90 của dự thảo luật, cụ thể như sau: Theo một bài báo đăng trên Tạp chí Bảo hiểm xã hội Việt Nam của Tiến sỹ Bùi Sĩ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội có nêu chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, hay được gọi đầy đủ là chi phí hành chính quản lý các chế độ bảo hiểm xã hội là vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị của hệ thống bảo hiểm xã hội của mọi quốc gia với tiêu chí đánh giá chung về hiệu quả, hiệu năng nhằm đạt được mục tiêu, chi phí thấp nhất, chất lượng tốt nhất. Khi nghiên cứu luật tại Khoản 2, Điều 90 có quy định về nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi quản lý bảo hiểm xã hội hàng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động từ Quỹ bảo hiểm xã hội. Về nội dung này, tôi hoàn toàn thống nhất với Ban soạn thảo là đối với thực tế Việt Nam thì việc chỉ sử dụng tiền sinh lời trong hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội, không sử dụng kinh phí từ quỹ là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, tôi rất băn khoăn việc không quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm trích cho chi phí quản lý bảo hiểm là bao nhiêu. Nguồn trích từ việc đầu tư sinh lời là tôi nhất trí rồi, nhưng tuy nhiên tỷ lệ trích sẽ lấy trên tổng thu bảo hiểm xã hội hay xác định tỷ lệ trích theo phần trăm kết quả đầu tư tăng trưởng quỹ hoặc có thể quy định tỷ lệ trích mức cho phần đó là ở mức sàn, mức trần là bao nhiêu thì hiện nay là chưa được quy định ở trong thực tế.

 

Sau đây tôi xin đưa ra một số số liệu mà tôi có được:

Thứ nhất, trước khi Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành thì mức dự toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được tính là 4,5% trên tổng thu hàng năm. Năm 2006 là 3,6% trên tổng thu, năm 2007 là 3,43%, năm 2008 là 3,46%, năm 2011 là 2,8%, năm 2012 là 2,64%, năm 2013 là 2,34%. Có thể nói rằng chi phí quản lý bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là mô hình quản lý bảo hiểm xã hội. Việc thiết kế các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội và khối lượng công việc quản lý năng lực của hệ thống quản lý. Mức độ ứng dụng của công nghệ thông tin và kết quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, như số liệu tôi đã nêu ở trên về tỷ lệ phần trăm trích cho chi phí quản lý bảo hiểm xã hội đã thực hiện ít nhất từ năm 2006 tới nay đã 8 năm nên việc tổng kết, đánh giá xây dựng các cơ sở khoa học phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam để xác định phạm vi biên độ của tỷ lệ phần trăm này là bao nhiêu để thể hiện trong luật theo tôi là hợp lý, cần thiết và hoàn toàn có tính khả thi. Hơn nữa sự cần thiết và tính hợp lý của việc xác định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội luôn đòi hỏi phải đảm bảo hiệu quả, công khai, minh bạch và quan trọng hơn cả là phục vụ cho mục tiêu phát triển đối tượng, mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội và cung cấp dịch vụ chất lượng cho người hưởng thụ.

 

Thứ hai, về nội dung được quy định tại Khoản 1, Điều 90, cũng liên quan tới chi phí quản lý bảo hiểm xã hội. Hiện nay, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được chia làm 3 nhiệm vụ chi, đó là: Chi tuyên truyền, chi cải cách thủ tục và chi cho tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội và hoạt động của bộ máy. Tuy nhiên, theo tôi nên bổ sung thêm một tiêu chí đó là chi phục vụ đào tạo, bồi dưỡng trình độ, năng lực của cán bộ ngành bảo hiểm xã hội. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như việc nâng cao trình độ để giảm thiểu các thủ tục hành chính đối với hoạt động bảo hiểm xã hội là rất cần thiết. Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo bổ sung nội dung chi cho bồi dưỡng trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ ngành bảo hiểm xã hội.

 

Liên quan tới Điều 93, Khoản 1. Trong Điều 93, Khoản 1 có nêu "Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của luật này". Vì vậy tôi rất băn khoăn, câu hỏi đặt ra là: Vậy việc quản lý và sử dụng quỹ được thực hiện theo quy định của luật này mà đây là cơ quan nhà nước thì việc quản lý và sử dụng quỹ có chi tiêu theo Luật ngân sách nhà nước hay không? Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội có mức chi phí của các cơ quan hành chính nhà nước khác hay không? Nếu không bằng thì cao hơn hay thấp hơn các cơ quan hành chính nhà nước khác và định mức chi phí cho việc quản lý và sử dụng quỹ này sẽ do cấp nào phê duyệt? Vì vậy, tôi kiến nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc bổ sung các quy định mang tính nguyên tắc về mức chi cho quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội./.

 

 

 

                

                                   Bích Ngọc

 Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (tổng hợp)

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục