Các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho quỹ Bảo trợ trẻ em  huyện Kim Bôi năm 2014.

Các tổ chức, cá nhân ủng hộ cho quỹ Bảo trợ trẻ em huyện Kim Bôi năm 2014.

(HBĐT) - Nhằm tăng cường sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và gia đình về công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ phòng ngừa những tác động tiêu cực đến trẻ, thời gian qua, huyện Kim Bôi đã tích cực thực hiện các chính sách, chương trình tạo điều kiện cho trẻ có môi trường sống an toàn, lành mạnh và toàn diện.

 

Để cung cấp những kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại, bạo lực và tai nạn thương tích trẻ em cho các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ, huyện đã tổ chức được 29 diễn đàn nhân tháng hành động vì trẻ em. Diễn đàn cấp huyện, cấp xã đã thu hút trên 20.000 trẻ tham gia bằng hình thức: thi trò chơi dân gian, hội thi trẻ em tìm hiểu Luật An toàn giao thông, bồi dưỡng kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân...  Ngoài ra, các diễn đàn là dịp để địa phương tuyên truyền, giáo dục trẻ em tự phòng tránh các nguy cơ lợi dụng lao động nặng nhọc, xâm hại tình dục, tai nạn thương tích. Vào Tết Trung thu có trên 150 KDC đã tổ chức cho trẻ vui hội trăng rằm ý nghĩa, thiết thực.

 

Đồng thời, huyện đã tích cực vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp để xây dựng các công trình phúc lợi như sân chơi; trao học bổng cho trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ phẫu thuật tim, mắt, môi, phẫu thuật chỉnh hình cho trẻ khuyết tật. Đến nay, Quỹ bảo trợ trẻ em cấp huyện đã đạt trên 100 triệu đồng. Từ nguồn quỹ đó, huyện thường xuyên đến thăm hỏi, tặng quà cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp lễ, tết, huyện tổ chức được 9 lớp tuyên truyền, tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ cho đội ngũ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.

 

Đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt đã được chăm sóc dưới nhiều hình thức khác nhau như: duy trì trợ cấp thường xuyên; thực hiện đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, tàn tật, nạn nhân chất độc hóa học và trẻ bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng; trao xe lăn, xe lắc cho trẻ khuyết tật, tàn tật tại cộng đồng; phối hợp thực hiện chương trình phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật. Hiện đã có 100% trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi được chăm sóc; gần 75% trẻ khuyết tật, tàn tật được thăm khám, trợ giúp. Toàn huyện không còn trẻ em phải lao động nặng nhọc, trẻ mắc tệ nạn xã hội...

 

Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, huyện Kim Bôi tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề còn hạn chế như: tạo sự phát triển bình đẳng giữa trẻ em, khắc phục về thiếu điểm vui chơi tập trung, giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ tạo môi trường an toàn và lành mạnh cho trẻ phát triển; tăng cường phối hợp cùng các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, kiến thức kỹ năng về bảo vệ trẻ em cho các cấp, ngành và cộng đồng; tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

 

 

                                                                           Nguyễn Hồng

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục