(HBĐT) - Công tác DS/KHHGĐ trên địa bàn huyện Mai Châu hiện đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức lớn, nhất là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) đang ở mức báo động 123 nam/100 nữ. Do mong muốn có con trai dẫn đến nhiều phụ nữ sinh con gái chịu sức ép phải sinh thêm con trai từ phía nhà chồng.

 

Nhận thức của người dân về bình đẳng giới, hệ lụy của mất cân bằng GTKS với gia đình và xã hội còn hạn chế. Đa số người dân hiện nay đều hưởng ứng chủ trương mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 - 2 con nhưng thực tế, khi người phụ nữ có thai họ sẵn sàng đến phòng khám tư để siêu âm giới tính thai nhi, mặc dù việc này đã bị pháp luật nghiêm cấm. Tình trạng mất cân bằng GTKS theo xu hướng thừa nam, thiếu nữ càng kéo dài, hậu quả với xã hội, gia đình ngày càng nghiêm trọng.  

Theo thống kê của Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu, trong 9 tháng năm 2014, toàn huyện đã có 844 trẻ được sinh ra, trong đó có 466 bé trai, chiếm trên 55%. Với tốc độ như hiện nay, trong vòng 20 năm tới, số lượng nam giới so với nữ ở độ tuổi trưởng thành dư thừa rất lớn. Nhận thức rõ hệ lụy của mất cân bằng GTKS, trong những năm qua, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Mai Châu đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể thực hiện tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân, dần xóa bỏ quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường.  

Bên cạnh những nỗ lực của ngành dân số vẫn rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, coi đây là nhiệm vụ chung để tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người dân trong  kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới, góp phần nâng cao chất lượng DS, xây dựng mục tiêu: gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ.

 

                                                                  Thanh Hạnh  

                                                       (Đài TT-TH Mai Châu)  

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục