Thuốc nam bày bán lẫn với các hàng hóa khác  tại chợ Phương Lâm (TPHB).

Thuốc nam bày bán lẫn với các hàng hóa khác tại chợ Phương Lâm (TPHB).

(HBĐT) - Thuốc là hàng hóa đặc biệt, liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người. Trong khi các nhà thuốc đang hướng đến đạt GPP (tiêu chuẩn quốc tế về thực hành sử dụng dược phẩm) thì ở nhiều chợ trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp diễn tình trạng thuốc tây, nam được bày bán như hàng tiêu dùng bình dân. Có chợ, người bán còn thậm thụt và “bày binh bố trận” để lừa người tiêu dùng.

 

Theo số liệu của Sở Y tế, đến nay, Sở đã cấp phép hoạt động cho 15 công ty dược, 34 nhà thuốc, 226 quầy thuốc, 60 đại lý bán thuốc. Toàn tỉnh có 93% dân số có thẻ BHYT. Ở vùng cao, vùng đồng bào DTTS khó khăn, tỷ lệ này còn cao hơn do nhân dân được hưởng chính sách ưu đãi cấp thẻ. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân khi đau ốm hay khám thường kỳ có thể ra trạm y tế, phòng khám đa khoa, bệnh viện để khám và nhận thuốc. Các trạm y tế ở vùng xâu, xa những năm gần đây cũng đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây mới. Thế nhưng, những “quầy thuốc di động” vẫn xuất hiện tại nhiều chợ, ngay cả ở TP Hòa Bình. Có lần đi chợ Tân Lập, xã Dân Chủ, tôi và một người bạn bị một người đàn bà đứng tuổi với chất giọng miền Nam săn đón vào bắt mạch miễn phí. Bà này nói, tôi bị nóng trong, còn bạn tôi bị suy nhược cơ thể?! Vừa phán xong, bà ra hiệu cho một người đàn ông ngồi trên xe máy ngay đằng sau bốc thuốc nam đựng trong 2 bao tải ra. Điều lạ là kết quả phán khác nhau nhưng thuốc bốc lại giống nhau. Khi chúng tôi nói không muốn mua thuốc, người này còn tỏ ý bực mình. Mới đây, tại khu vực chợ Nghĩa Phương xuất hiện hiện tượng bán thuốc không rõ nguồn gốc. Có 2 người phụ nữ cứ thấy các bà đứng tuổi đi chợ là lân la đến nhận xét mắt bà thâm do huyết áp biến chứng ra. Sau đó, họ nói có loại thuốc mà người em mang từ bên nước Lào về uống khỏi ngay. Tiếp theo, xuất hiện người thứ 3 đến hỏi có phải là loại thuốc màu đen bé như hạt tiêu không. Họ trả lời là đúng. Với việc “bày binh bố trận” đó, nhiều người đã nhẹ dạ, cả tin đi theo họ ra khu vực vắng người cuối KDC bắc Trần Hưng Đạo để xem thuốc. Ở đó có người đàn ông mang thuốc đến bằng xe máy và nói là đang đi giao cho bệnh viện. Họ mở thuốc ra cho khách xem nhưng cứ úp úp, mở mở. 

 

Còn tại nhiều chợ ở vùng huyện, nhất là các chợ phiên, tình trạng “quầy thuốc đa không” đã diễn ra từ lâu nhưng vẫn chưa có nhiều chuyển biến (không giấy phép, không tủ bảo quản, không niêm yết giá, không bán theo đơn, không bằng cấp, không địa điểm cố định)...  Tại chợ ở xã Tự Do (Lạc Sơn), chúng tôi bắt gặp cảnh thuốc tây đựng trong các túi nilon đen, xanh được bày bán trên tấm bạt nhựa. Người bán nghe người dân kể bệnh rồi bán thuốc như dược sĩ chuyên nghiệp.

 

Bà Lê Thị Thanh Hòa, Trưởng phòng Quản lý hành nghề y - dược tư nhân (Sở Y tế) cho biết: Phòng không có chức năng xử phạt mà phải phối hợp với Thanh tra. Cả 2 phòng có 4 người đi kiểm tra địa bàn không xuể. Lần đầu đến, đoàn còn bắt quả tang được đối tượng, tịch thu hàng. Các lần tiếp theo, biết mặt, hễ thoáng thấy bóng người trong đoàn là họ cuốn thuốc lại rồi bỏ chạy. Lực lượng mỏng nên chưa kiểm tra được tại tất cả các chợ. Song qua các lần kiểm tra cho thấy, tình trạng bán thuốc sai quy định nổi lên tại các chợ: Chám, Rạnh, Bãi Chạo (Kim Bôi), chợ Dũng Phong (Cao Phong), Phú Cường, Ngọc Mỹ (Tân Lạc), chợ Co Lương (Mai Châu), chợ đầu mối nông sản (Đà Bắc), chợ Bãi Đa (Yên Thủy)...

 

Không thể phủ nhận vai trò của thuốc nam trong đời sống. Hòa Bình là địa bàn có nhiều tiềm năng về cây thuốc nam trong phòng, chữa bệnh nhưng tình trạng bày bán tràn lan không quản lý tại các chợ, điểm du lịch đang diễn ra phổ biến hiện nay là sai theo Luật Dược. Thuốc là hàng hóa đặc biệt, mặt hàng kinh doanh có điều kiện, không thể bày bán như mớ rau, con cá. Nếu không được bảo quản đúng, ánh nắng chiếu trực tiếp vào, thuốc tây có thể thay đổi hoạt chất, khi uống gây hại cho cơ thể. Đó là chưa kể thuốc trôi nổi, chưa được kiểm định có thể là thuốc giả, kém chất lượng. Còn thuốc nam đa số đều lành tính nhưng cũng có những tác dụng phụ. Nếu thuốc được sấy bằng diêm sinh hay nhiễm chì khi uống sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, trí tuệ. Đáng lưu ý nhất tại các “quầy thuốc đa không” là cả người bán và người  mua đều thiếu hiểu biết về những tính năng, tác dụng của thuốc. 

 

Để khắc phục tình trạng trên, Sở Y tế đã gửi văn bản đến Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đề nghị phối hợp giải quyết. Trong đó, đề cao vai trò của ban quản lý các chợ trong việc kiên quyết không cho các cơ sở được bán thuốc rong tại chợ. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền để người dân từ bỏ thói quen mua thuốc dễ dãi, tránh tiền mất, tật mang, bệnh nặng thêm.

 

 

 

                                                                                      Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

5 cách hạ huyết áp không cần dùng thuốc

Huyết áp cao là nguy cơ hàng đầu làm tăng mắc bệnh tim và đột quỵ. Mặc dù nhiều người đang dùng thuốc để hạ huyết áp, nhưng đối với những người mắc chứng tăng huyết áp giai đoạn 1 không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc.

Ca tử vong do bệnh dại gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng chống

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế chiều 13/3 cho biết, 2 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023. Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại với 2/4 tỉnh có ca tử vong...

Bộ Y tế thông tin về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT

Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, Bộ Y tế nhận được công văn của một số Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phản ánh một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP.

Tuổi trẻ Bệnh viện Đa khoa tỉnh xung kích, tình nguyện vì sức khỏe nhân dân

Chi đoàn thanh niên Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hiện có gần 300 đoàn viên. Với sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện, chi đoàn có điều kiện thuận lợi để triển khai công tác đoàn và phong trào thanh niên. Tổ chức Đoàn luôn đồng hành cùng sự phát triển của Bệnh viện, tham gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ khám, chữa bệnh (KCB), góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Cấp giấy chứng nhận cho 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Tháng 2/2024, thực hiện thẩm định, đánh giá theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư số 32/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT, các cơ quan quản lý chuyên ngành tỉnh đã tiến hành đánh giá phân loại 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD) nông, lâm, thủy sản. Qua đó đánh giá 13 cơ sở xếp loại B.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục