Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị methadone TPHB. Ảnh: C.L

Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở điều trị methadone TPHB. Ảnh: C.L

(HBĐT) - Sử dụng methadone trong việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện đang được tỉnh và ngành y tế xác định là liệu pháp phù hợp và hiệu quả trong công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy tại tỉnh.

 

Methadone có tên gọi hoá học là 6 - (Dimethyl lamino) là một chất đồng vận với opioid (chất dạng thuốc phiện), nghĩa là có tác dụng tương tự như các chất dạng thuốc phiện nhưng thời gian tác dụng kéo dài hơn và ở mức độ nhẹ hơn so với hêrôin. Thuốc được Bộ Y tế cung cấp miễn phí đến các cơ sở điều trị thông qua Công ty Dược phẩm T.Ư 1. Theo đồng chí Lê Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế, việc điều trị bằng methadone có tác dụng kéo dài, chi phí thấp, sử dụng bằng đường uống; giảm các nguy cơ gặp phải khi quá liều hêrôin... Đặc biệt, người nghiện dừng các hành vi phạm pháp do ảo giác của ma túy kích động; cải thiện và ổn định quan hệ với gia đình, cộng đồng. Với những người không thể ngừng sử dụng hêrôin, mathadone là thuốc có độ an toàn cao hơn và giúp họ giảm dần tình trạng lệ thuộc. Mặt khác, đây là thuốc có tác dụng mạnh và có thể nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.

 

Trong những năm qua, công tác cai nghiện cho người nghiện ma túy tại tỉnh đã thực hiện đa dạng hóa các biện pháp và mô hình điều trị nghiện như: điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm chữa bệnh -  giáo dục - lao động & xã hội; tạo điều kiện cho người nghiện dễ tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng đồng. Tuy nhiên, điều trị cai nghiện hiệu quả hạn chế, tỷ lệ người nghiện sau sai tái nghiện cao trên 90% (theo báo cáo của ngành công an), chi phí tốn kém. Toàn tỉnh hiện có trên 2.230 người nghiện ma túy tại 139 xã, phường, thị trấn. Theo ngành y tế, số người dử dụng ma túy tổng hợp ngày càng gia tăng, đặc biệt là loại ma túy đá đang ở mức báo động. Loại ma túy này gây ảo giác, làm mất khả năng kiểm soát hành vi, gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, người nghiện ma túy bằng đường tiêm trích ngày càng phổ biến, đó là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường máu như: viêm gan B, C, HIV/AIDS... Đến nay, toàn tỉnh phát hiện trên 2.000 người nhiễm HIV /AIDS tại 139 xã, phường, thị trấn, riêng năm 2014, phát hiện mới trên 40 người.

 

Trước nguy cơ của tình trạng sử dụng ma túy và các bệnh nguy hiểm lây qua đường máu, tháng 10/2012, tỉnh ta đã chọn thành phố Hòa Bình để triển khai thí điểm chương trình sử dụng methadone trong việc điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện do Dự án Phòng - chống HIV /AIDS khu vực châu á tại Việt Nam (HAARP) tài trợ. Tháng 11/2013, tỉnh tiếp tục mở thêm 1 cơ sở tại huyện Mai Châu. Tổng số được điều trị 400 người (TPHB 297 người, huyện Mai Châu 103 người). Sau 2 năm thực hiện, chương trình đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Theo Sở Y tế, chương trình methadone được triển khai đã góp phần làm giảm đáng kể hành vi sử dụng ma túy trong nhóm bệnh nhân tham gia điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân tham gia chương trình methadone còn được cải thiện về mặt sức khỏe (thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống). Thời gian bệnh nhân tham gia điều trị càng dài, mức độ ổn định về sức khỏe thể chất, tâm thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân càng cao. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng có những chuyển biến tích cực.

 

Methadone là liệu pháp điều trị chuẩn quốc tế cho người nghiện hêrôin. Khi được kiểm soát chặt chẽ, đây là liệu pháp cực kỳ hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Ngoài ý nghĩa dự phòng lây truyền HIV, methadone còn được xem là một chương trình có ý nghĩa nhân văn, giúp người nghiện ma túy trở về với cuộc sống đời thường để tiếp tục học tập, làm việc, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn trộm cắp, cướp giật. Tuy nhiên, theo Sở Y tế, công tác điều trị trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn. Tháng 12/2014, Dự án HAARP kết thúc, kinh phí chi trả cho toàn bộ nhân lực tại cơ sở điều trị, duy trì hoạt động sẽ bị cắt hoàn toàn. Với nguồn lực hạn chế, khó để tiếp tục mở rộng điều trị đến các địa bàn trọng điểm khác. Trước những khó khăn về tài chính, Sở Y tế có chủ trương thực hiện xã hội hóa việc điều trị methadone từ 2 nguồn chính: đóng góp của bệnh nhân; tài trợ từ các dự án quốc tế và NSNN.

 

 

 

                                                                           Đỗ Quyên

 

 

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục