“Thầy thuốc”  (ngồi bên phải) giới thiệu là người Chăm, quê ở Ninh Thuận đang chẩn đoán và kê đơn thuốc cho một người bệnh tại chợ Lỗ Sơn.

“Thầy thuốc” (ngồi bên phải) giới thiệu là người Chăm, quê ở Ninh Thuận đang chẩn đoán và kê đơn thuốc cho một người bệnh tại chợ Lỗ Sơn.

(HBĐT) - Thực trạng trên đã và đang diễn ra trong vòng 2-3 tháng lại đây tại chợ Lỗ Sơn (Tân Lạc). Không nguồn gốc, xuất xứ; không nhãn mác; không giấy phép và công dụng thực sự hay có những tác hại gì không thì không ai kiểm chứng.

 

Trong vai người có nhu cầu khám bệnh và mua thuốc, chúng tôi đã tìm hiểu được một số thông tin về những “thầy thuốc” bắt mạch, kê đơn bán thuốc tại chợ. Trong phiên chợ diễn ra vào thứ hai, ngày 26/1 có 4 “thầy thuốc” bày thuốc bán tại chợ. Theo như họ giới thiệu, có hai người dân tộc Chăm, quê ở Ninh Thuận đã bán ở chợ này vài tháng nay, có khả năng bắt mạch, đoán bệnh và kê đơn thuốc. Hai  vợ chồng “thầy thuốc” người ở Thanh Hóa và một người dân tộc Dao ở Tây Phong (Cao Phong).

 

Điểm chung của cả 4 “thầy thuốc” này là đều quảng cáo thuốc mình bán  là thuốc gia truyền và không có giấy phép hay bất cứ chứng chỉ hành nghề nào. Giá thuốc bán 50.000 đồng/ thang.

 

Khám bệnh cho tôi và chẩn đoán bị nóng gan và có vấn đề về thận, hai “thầy thuốc” người dân tộc Chăm đều đưa ra đơn thuốc với 17 thang và đảm bảo sẽ hết bệnh với giá 50.000 đồng/ thang. Để thuyết phục khách mua thuốc, hai “thầy thuốc” bắt mạch chẩn đoán bệnh, đồng thời quảng cáo các loại thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau và đều do tổ tiên truyền lại.

 

Còn “thầy thuốc” người Dao ở Cao Phong (người này không biết khám bệnh, chỉ đoán bệnh và bán thuốc dựa theo các dấu hiệu mà người mua miêu tả) cho rằng tôi phải mua thuốc uống ăn cơm được và quảng cáo: “Có người uống thuốc này, nửa đêm đói phải dậy ăn cơm đấy”! “Thầy thuốc” này còn quảng cáo thêm, thuốc do tổ tiên truyền lại nhiều đời và trước khi đi bán phải thắp hương, xin phép các cụ đấy. Hiệu quả và tác dụng thì chưa biết đến đâu nhưng rõ ràng những “thầy thuốc” này đã ít nhiều chiếm được cảm tình của bà con nơi đây thông qua những lời quảng cáo như vậy.

 

Tại phiên chợ này, không ít người vào khám bệnh và mua thuốc của các “thầy”. Anh Bùi Văn Hùng (xóm Khi, xã Do Nhân, Tân Lạc), bị đau lưng và nghe lời giới thiệu của mọi người cũng tìm đến đây, sau khi được “thầy” khám và chẩn đoán bệnh, anh bỏ ra 400.000 đồng để mua 5 thang thuốc về uống.

 

Như lời ông Bùi Văn Bịnh, Trưởng BQL chợ Lỗ Sơn cho biết: “Họ đã bán cách đây 2-3 tháng và có nhiều người uống thuốc cũng thấy bệnh thuyên giảm. Bố tôi bị tá tràng, uống thuốc họ bán giờ khỏi rồi”.

 

Tuy nhiên, cũng có ý kiến nghi ngờ, chị Hạnh (xóm Khi, Do Nhân, Tân Lạc) bày tỏ: “Nhiều người bảo chỉ uống thang đầu đỡ thôi, mua tiếp uống không có tác dụng nữa”.

 

Anh Bùi Văn Lập,  Trưởng Công an xã Lỗ Sơn xác nhận: “Tình trạng này xảy ra đã vài tháng nay, chúng tôi đã nhắc nhở họ chưa biết tác dụng, thực sự như thế nào nhưng cũng chưa ghi nhận trường hợp nào bị ngộ độc do uống thuốc này.

 

Thiết nghĩ, việc bày bán  thuốc tràn lan không rõ nguồn gốc, xuất xứ và không có giấy phép hay chứng chỉ hành nghề hiện nay tại chợ Lỗ Sơn (Tân Lạc) tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe của người dân. Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp can thiệp, tránh tình trạng người dân bị lừa do nhẹ dạ cả tin để rồi “tiền mất tật mang”.

 

 

 

      

                                                       Cao Viết Đào

                                     (Lớp Báo in K31A1-  HVBC&TT)

 

 

 

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục