Đồng chí Bùi Ỉnh, Chủ tịch Hội NCT tỉnh tặng quà chúc mừng cụ Phạm Thị Huệ, hội viên NCT thôn Đồi Hoa, xã Lạc Long (Lạc Thủy) nhân dịp chúc thọ 100 tuổi. Ảnh: T.L

Đồng chí Bùi Ỉnh, Chủ tịch Hội NCT tỉnh tặng quà chúc mừng cụ Phạm Thị Huệ, hội viên NCT thôn Đồi Hoa, xã Lạc Long (Lạc Thủy) nhân dịp chúc thọ 100 tuổi. Ảnh: T.L

(HBĐT) - Mỗi độ Tết đến, xuân về, cùng với việc tổ chức các lễ hội truyền thống nhằm làm phong phú hơn đời sống tinh thần thì lễ mừng thọ cho những cụ tròn tuổi cũng được tổ chức trang trọng ở nhiều nơi. Tục mừng thọ người cao niên, ông bà, cha mẹ, người thân là nét đẹp của đạo hiếu nghĩa, đậm chất nhân văn, thể hiện sự hiếu kính cũng như đạo lý “kính già, già để tuổi cho”.

 

Trong tâm thức của người Việt Nam, mỗi người sinh ra đều muốn đạt được Ngũ Phúc trong đời. Ngũ Phúc gồm 5 yếu tố là: Phúc, lộc, thọ, khang, ninh. Nghĩa là may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên. Trong đó, thọ là yếu tố khó nắm bắt nhất nên cũng là điều mọi người mong muốn nhất. Tuổi thọ là điều quý giá nhất của đời người. Người xưa cho rằng những người sống thọ là có phúc lớn nên mới được trời ban cho sống lâu, sống khỏe, mới có con, cháu đề huề. Bởi vậy theo tục lệ, vào những năm chẵn tuổi của ông, bà, con cháu sẽ tổ chức lễ mừng thọ cho ông, bà. Mừng thọ chính là mừng cái phúc được sống lâu, sống khỏe với con cháu.

Theo giai thoại, đầu thế kỷ XX, cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến làm quan đến Tổng đốc, tuổi cổ lai hy về làng còn lạy sụp một cụ già nông dân trên 80 tuổi. Tam nguyên Yên Đổ Nguyến Khuyến lý giải rằng: “Chức tước thì vua chúa có thể ban cho được nhưng tuổi tác thì chỉ có trời cho”. Ngày xưa, người 40 tuổi đã được cả làng, trong họ quý như lão ông, 50 tuổi đã được làm lễ lên lão. Dẫu không phải các nhà chức sắc trong làng nhưng những dịp hội hè, đình đám, các cụ lão ra chốn đình trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều. Phong tục trọng lão ấy đến bây giờ vẫn được gìn giữ.

Lễ mừng thọ được tổ chức to hay nhỏ đều thể hiện niềm vui của gia đình có người sống thọ. Xưa kia, trong lễ mừng thọ có lễ dâng rượu, khách hoặc họ hàng có lời chúc câu đối và quà mừng, có nhà còn mời cả phường hát đến góp vui, lễ mang tính nhân văn là nhiều. Ngày nay con cháu thường tặng hoa và quà. Có thể nói, ngày mừng xuân chúc thọ đã trở thành phong tục đẹp của người Việt Nam. Ngày nay, hình thức có nhiều thay đổi, khi các cụ 70, 80 tuổi các cụ trong Hội NCT tại phường, xã đều tổ chức chúc mừng, trao thư, tặng quà và chụp ảnh lưu niệm, con cháu mua nhiều tặng vật mừng cha mẹ, gọi là đồ dưỡng già như là chăn, áo ấm... và tổ chức tiệc ăn mừng trọng thể tại nhà hàng hoặc tại nhà có mời đông đảo những thân bằng quyến thuộc của gia đình đến dự. Những dịp như thế này mang lại tình cảm gắn kết các cụ và tình cảm ấm áp của con cháu. Gắn kết tình nghĩa xóm làng để các cụ không cảm thấy cô đơn lúc tuổi già, sức yếu, đồng thời con cháu được hãnh diện với bà con lối xóm vì có cha mẹ sống thọ.

Trân trọng NCT còn là trân trọng kho kinh nghiệm sống được tích lũy qua bao năm tháng. Người được mừng thọ không phải là người có chức tước, quyền hành gì mà chỉ là người được hưởng tuổi “Trời cho”, được cái đặc ân mà người xưa thường gọi là “Thiên tước”. Khi người già có mặt trong nhà thì con cháu thấy đó là cái phúc đức, là một kho kinh nghiệm sống để lưu truyền lại. Việc tổ chức mừng thọ là báo hiếu, là mừng cha mẹ, ông bà còn sống để mình bày tỏ sự biết ơn cha mẹ đã nuôi mình khôn lớn. Gia đình có người cao tuổi được coi là đại hồng phúc. Con cháu được mừng thọ ông bà, cha mẹ là được thêm niềm vui, niềm tự hào. Chính vì vậy, việc tổ chức mừng thọ là một nét đẹp văn hóa đáng trân trọng. Mừng thọ cũng là cách giáo dục, răn dạy con cháu về bổn phận có trước, có sau với người đời, với xã hội.

 

                                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục