Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

Người khuyết tật học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (TPHB).

(HBĐT) - Dự án “Đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện Luật Người khuyết tật (NKT) ở tỉnh Hòa Bình qua tham vấn ý kiến của người dân và đề xuất giải pháp” (Dự án C2 - 005) do Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh triển khai thực hiện trong thời gian từ tháng 5/ 2014 - 1/2015 do Quỹ Hỗ trợ sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình (PARAFF) tài trợ là nghiên cứu đầu tiên về tính hiệu quả và tính thực tế của Luật NKT tỉnh ta. Dự án đã góp tiếng nói nâng cao hiệu quả thực thi luật cũng như công tác quản lý, chăm sóc, bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

 

Theo số liệu khảo sát của dự án, tổng số NKT toàn tỉnh 13.500 người. Các dạng khuyết tật bao gồm: vận động chiếm 33,44%, nghe 0,91%, nhìn 11,13%, thần kinh 16,57%, trí tuệ 11,24% và các loại khác 18,61%. Năm 2014, tỉnh đã có 6.765 NKT và gia đình chăm sóc NKT, 1.768 NKT đặc biệt nặng và 4.024 NKT nặng được điều chỉnh hưởng trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 28/ 2012/NĐ-CP của Chính phủ tại cộng đồng.

Sau khi Luật NKT ra đời và các văn  bản hướng dẫn được ban hành, tỉnh đã triển khai, tổ chức thực hiện bước đầu có hiệu quả xã hội tích cực. Hiện nay, hầu hết các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của Luật NKT và các dạng khuyết tật khác nhau sinh sống có hộ khẩu ổn định tại các địa phương trong tỉnh đã được hưởng các chế độ trợ cấp hàng tháng. Các văn bản chính sách liên quan đến NKT được điều chỉnh, bổ sung. Công tác bảo trợ xã hội của tỉnh thực hiện trong khuôn khổ chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đều được gắn liền giữa thực hiện chính sách đối với các đối tượng NCT, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV /AIDS nặng và NKT. Cùng với đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2179, ngày 23/9/2013 về việc ban hành Kế hoạch trợ giúp NKT giai đoạn 2013 - 2020. NKT ngoài được chăm sóc tại các cơ sở điều dưỡng, Trung tâm công tác xã hội còn lại ở các hộ gia đình. Các đối tượng nặng và đặc biệt nặng được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người thân, đối tượng nhẹ có thể tham gia vào lao động sản xuất, giúp việc gia đình...

 

Dự án đã tiến hành khảo sát tại địa bàn thành phố Hoà Bình và các huyện Đà Bắc, Mai Châu. Qua tìm hiểu, NKT nguyên nhân chủ yếu do bẩm sinh chiếm 20%, chiến tranh chiếm 30,2%, các nguyên nhân khác như tai nạn lao động, nghề nghiệp chiếm 20,9%, do bệnh tật, ốm đau chiếm 16,3%. Bên cạnh đó, người dân nhận biết về Luật NKT bằng nhiều kênh khác nhau, chủ yếu là từ các phương tiện thông tin đại chúng chiếm 66,24%, thông qua họp thôn, bản 45,34%. Bản thân NKT biết đến chế độ chính sách mà mình được hưởng cũng ở tỷ lệ khác nhau, có 78,57% biết về chế độ và 21,43% không biết. Đánh giá về những ảnh hưởng và tiến bộ trong cộng đồng do chế độ trợ cấp cho NKT từ khi có Luật NKT, đa số ý kiến cho rằng, NKT ngoài hưởng tiền bảo trợ xã hội hàng tháng của Nhà nước còn được quan tâm của các ngành, chính quyền vào các dịp lễ, Tết. Điều này tạo sự cố kết, đùm bọc trong cộng đồng, dòng họ hơn và góp phần thúc đẩy quyền của NKT trước pháp luật.

 

Luật sư Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH -KT tỉnh cho biết: Từ kết quả các hoạt động dự án đã triển khai cho thấy, việc thực hiện Luật NKT trên địa bàn tỉnh không chỉ có ý nghĩa thực tiễn nhân văn lớn lao mà thể hiện một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các đối tượng NKT đều có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, diện hộ nghèo, không hoặc ít có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân, phải dựa vào sự nuôi dưỡng, chăm sóc của gia đình, người thân và nguồn trợ cấp của Nhà nước. Trừ các cơ sở thu nhận NKT nhẹ vào làm việc, còn lại ở cộng đồng thôn, bản, NKT ít hoặc không có cơ hội học tập và hòa nhập cộng đồng. Nhằm thúc đẩy hoạt động đưa Luật NKT vào cuộc sống hiệu quả, chất lượng cao hơn nữa, dự án đã đề ra những kiến nghị, giải pháp cụ thể như tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật NKT sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, phát huy vai trò quản lý Nhà nước của các cấp, ngành trong thực hiện chế độ chính sách, trợ giúp pháp lý cho người dân về Luật NKT, xã hội hóa trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giúp đỡ và tạo việc làm cho NKT, tạo điều kiện cho NKT hòa nhập cộng đồng, chống phân biệt đối xử với NKT…

 

                                                                          Hà Thu

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục