(HBĐT) - Năm 1996, huyện Mai Châu phát hiện ca bệnh HIV đầu tiên tại khu vực thị trấn và tính đến hết năm 2014, toàn huyện có 98 người nhiễm HIV còn sống, 77 bệnh nhân AIDS và lũy tích số người tử vong do AIDS là 189. Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống HIV /AIDS, chống phân biệt, kỳ thị với người có HIV đã được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, thu hút sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng.

 

Để giúp người nhiễm HIV /AIDS được sống khỏe mạnh và tích cực việc chăm sóc, điều trị là một trong những hoạt động quan trọng. Nhận thức rõ điều này, Trung tâm Phòng - chống HIV /AIDS tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu thành lập phòng khám ngoại trú, Khoa Truyền nhiễm với sự tài trợ của Dự án Life - Gap. Phòng khám sẽ chính thức hoạt động vào cuối tháng 3/2015 với các nhiệm vụ tư vấn về con đường lây truyền HIV /AIDS, tư vấn hành vi nguy cơ, chăm sóc quản lý điều trị HIV /AIDS bằng thuốc kháng virus nhằm mục đích làm giảm hành vi nguy cơ lan truyền từ người có HIV, điều trị kháng virus để làm giảm khả năng lây truyền trong cộng đồng, rèn luyện cho người có HIV về kỹ năng sống có ích cho xã hội, cho bản thân, gia đình và cộng đồng, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để nâng cao chất lượng sống của người bệnh, người bệnh hòa nhập hoàn toàn với cộng đồng, không phân biệt, kỳ thị và có đủ điều kiện để cống hiến, đóng góp cùng với sự phát triển của toàn xã hội.

Bác sĩ Hà Công Thằng, giám sát viên phòng khám cho biết: Theo kế hoạch thành lập, phòng khám ngoại trú người lớn có 6 cán bộ đều đã được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tiếp cận với những bệnh nhân có H. Đây là công việc cần nhiều sự tế nhị, đảm bảo bí mật cho bệnh nhân. Phòng khám ngoại trú sẽ trở thành nơi để những người nhiễm HIV /AIDS được chăm sóc, điều trị, làm các xét nghiệm cơ bản và tiến tới điều trị lâu dài.

Trong quá trình điều trị tại phòng khám ngoại trú, người bệnh hoàn toàn không mất chi phí từ các xét nghiệm thông thường đến các kỹ thuật cao. Người bệnh sẽ nhận được thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội khi được chẩn đoán, có điều kiện được hỗ trợ điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội; điều trị ARV; khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ; xét nghiệm cơ bản; tư vấn, hỗ trợ về cải thiện cuộc sống...  Ngoài ra, phòng khám cũng hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV /AIDS tại gia đình thông qua lực lượng cộng tác viên và đồng đẳng viên.

 

Với những dịch vụ miễn phí về chăm sóc, hỗ trợ cho người nhiễm HIV /AIDS, phòng khám ngoại trú sẽ góp phần giúp những người nhiễm HIV /AIDS hồi phục sức khỏe, tái hoà nhập cộng đồng, ổn định tinh thần, có niềm tin và nghị lực sống để vượt qua số phận, tiếp tục sống vui, sống khoẻ, sống có ích mỗi ngày. Đặc biệt, những bệnh nhân sau khi được điều trị tại phòng khám cũng sẽ tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội và vận động mọi người tích cực tham gia công tác phòng, chống HIV /AIDS. Từ đó góp phần quan trọng trong công tác phòng - chống HIV /AIDS trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Đây sẽ là mái nhà chung và là niềm hy vọng giúp người nhiễm HIV /AIDS có thêm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.

                                                                 Hồng Duyên

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục