Huyện Mai Châu tiêm phòng THT trâu, bò tại các xã vùng dịch và vùng dịch uy hiếp.

Huyện Mai Châu tiêm phòng THT trâu, bò tại các xã vùng dịch và vùng dịch uy hiếp.

(HBĐT) - Chỉ trong chưa đầy một tháng, dịch THT trâu, bò bùng phát đã gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho hộ chăn nuôi gia súc địa bàn 5 xã Nà Mèo, Pà Cò, Tân Sơn, Xăm Khòe và thị trấn Mai Châu thuộc huyện Mâu Châu.

 

Tính đến ngày 25/3 đã có tổng số 62 con mắc bệnh, trong đó, 36 con chết, 26 con điều trị khỏi. Nhiều nhất là các xã Xăm Khòe có 11 con trâu, bò ốm, đã chết 6 con, xã Nà Mèo có 16 com ốm đã chết 13 con, xã Pà Cò có 15 con ốm đã chết 12 con. Dịch được phát hiện gần đây nhất vào ngày 17/3 tại xã Tân Sơn với tổng số 19 con mắc, trong đó đã có 4 con chết, 15 con đang điều trị.

 

Dịch đang diễn biến, có nơi mới vừa phát hiện ở vài ngày trước, chưa qua 21 ngày như xã Tân Sơn và thị trấn Mai Châu. Một số xã hiện đang nằm trong vùng dịch uy hiếp là Pù Bin, Tân Dân, Phúc Sạn và Đồng Bảng. Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục Phó Chi cục Thú y, một thực tế đáng lo ngại, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến xảy ra vụ dịch THT lớn nhất trong nhiều năm lại đây là do tỷ lệ tiêm phòng thấp. Tiêm vắcxin THT là một trong những mũi tiêm thực hiện xã hội hóa, nghĩa là người chăn nuôi phải đóng góp phí vắcxin. Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ tiêm vắcxin mũi THT trâu, bò trên địa bàn huyện chỉ đạt ở mức trên, dưới 30% tổng đàn, đồng nghĩa với không đáp ứng được mục tiêu phòng, ngừa dịch bệnh. Cùng với đó, nhận thức của không ít hộ chăn nuôi còn chủ quan, chưa chú trọng công tác tiêm phòng cho vật nuôi. Một số nơi như ở xã Nà Mèo khi phát hiện trâu, bò bệnh, có các biểu hiện sốt, khó thở, bỏ ăn đã không báo ngay cho thú y viên. Sở dĩ dịch lây lan do không kịp thời phát hiện, xác định bệnh để có biện pháp xử lý, khống chế.

 

Cho đến ngày 13/3, diễn biến tình hình dịch bệnh mới được thông tin về Chi cục Thú y. Cùng ngày, đoàn công tác chi cục đã trực tiếp kiểm tra, xác minh tại địa bàn vùng dịch. Qua phân tích triệu chứng con ốm và mổ khám bệnh tích đối với con chết đã xác định đây là vụ dịch THT. Theo cơ quan chuyên môn, đây là bệnh truyền nhiễm thể cấp tính do một loại vi trùng hướng thổ nhưỡng gây ra, có khả năng lây lan mạnh, thời gian từ lúc phát bệnh đến lúc chất từ 1 – 3 ngày. Cấp bách triển khai động thái chống dịch, tại 5 xã vùng dịch đã tổ chức tiêm phòng bao vây và điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với con ốm. Do phát hiện bệnh muộn nên việc điều trị khó khăn, tỷ lệ con chết cao gây thiệt hại cho hộ chăn nuôi về kinh tế.

 

Đến thời điểm này, tỷ lệ tiêm phòng THT trâu, bò ở các xã vùng dịch mới đạt 37,05%. Với tổng đàn gia súc khoảng 15.000 con, toàn huyện mới tiêm vắcxin được 2.840 con. Công tác tổng khử trùng, tiêu độc đang được triển khai tại 4 xã vùng dịch trọng điểm là Pà Cò, Tân Sơn, Xăm Khòe, Nà Mèo. Đồng chí Phạm Văn Khoa, Trưởng trạm Thú y huyện khẳng định: Để đối phó, xử lý dứt điểm dịch bệnh, tiêm vắcxin phòng THT cho tất cả trâu, bò các xã có dịch và vùng dịch uy hiếp cần thực hiện quyết liệt và ưu tiên hàng đầu. Hiện nay, trạm đang phối hợp với cấp cơ sở triển khai công tác phòng, chống dịch, đôn đốc, giám sát tiêm phòng và đẩy mạnh tuyên truyền đến hộ chăn nuôi đưa trâu, bò đến các điểm tiêm vắc xin THT tập trung, phấn đấu tiêm phòng triệt để bởi dịch đã diễn ra âm ỉ, dài ngày, mầm bệnh phát tán rộng ra môi trường nên ít nhất tiêm phải đạt tỷ lệ 80% trở lên mới phòng, chống được dịch. Một khuyến cáo khác đối với gia súc chết do bệnh THT, người dân vẫn có thể sử dụng làm thực phẩm nhưng yêu cầu phải luộc tại chỗ trước khi chia ăn để tránh lây chéo sang vật nuôi và phải xử lý chỗ xả thịt con vật chất bằng phun khử trùng để tránh phát tán mầm bệnh.

                                                                      

 

 

                                                                    Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục