Học sinh trường mầm non xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Học sinh trường mầm non xã Cao Sơn (Đà Bắc) luôn được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

(HBĐT) - Tính đến tháng 4/2015, toàn huyện Đà Bắc có 5.200 trẻ dưới 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) chiếm 18%, cao nhất cả tỉnh. Từ các chương trình, dự án, mỗi năm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD giảm trung bình từ 1-2%. Tuy nhiên, công tác phòng - chống SDD của huyện còn nhiều bất cập cần tháo gỡ.

 

Để chương trình phòng, chống SDD trẻ em đạt hiệu quả cao, hàng năm, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đà Bắc đã mở nhiều lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành dinh dưỡng cho đội ngũ cán bộ y tế các xã, thị trấn. Tuy nhiên, chất lượng tập huấn không cải thiện được tình hình. Bà Nguyễn Thị Sen, Phó trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Trung tâm y tế dự phòng huyện Đà Bắc cho biết: Hầu hết, cán bộ y tế thôn bản trình độ thấp, không đồng đều. Số người có trình độ THPT ít phần lớn chỉ học hết TH và THCS. Hàng năm, trung tâm tổ chức các lớp tập huấn cho y tế thôn, bản với các nội dung chăm sóc bà mẹ có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý, kỹ năng truyền thông, theo dõi tăng trưởng trẻ em... Song, khi chúng tôi đi kiểm tra các xã thì nhiều cán bộ không áp dụng được kiến thức vào công việc. Với những cán bộ như vậy nhiều lần chúng tôi đề nghị Đảng ủy, UBND các xã thay người khác nhưng vì hầu hết những cán bộ y tế thôn bản này đều là người nhà của lãnh đạo xã nên họ không muốn thay. Việc quan trọng nhất trong công tác phòng - chống SDD trẻ em là thay đổi nhận thức của mỗi gia đình. Vì vậy, hệ thống y tế cơ sở, đặc biệt là y tế thôn cần đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức, trong đó coi trọng việc tư vấn, hướng dẫn trực tiếp cho phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con nhỏ...

 

Một trong những nguyên nhân mà việc phòng - chống SDD kém hiệu quả là phụ cấp cho y tế thôn bản quá thấp. Trong khi đó công việc của người làm y tế thôn bản nhiều như: tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cộng đồng,  chăm sóc bà mẹ, trẻ em, KHHGĐ, thực hiện chương trình y tế thôn bản...  Nhiều xóm xa trung tâm xã từ 8 - 10km nên đi lại khó khăn. Ngoài ra, trong công tác phòng, chống SDD  của huyện còn gặp khó khăn về trang thiết bị, dụng cụ cân, đo. Theo quy định, mỗi xóm có một cân và một thước đo nhưng hiện nay, cả huyện chỉ có 2 xã Tân Minh, Tân Pheo đủ số cân, đo cho các xóm. Còn lại các xã, thị trấn đều thiếu phải đi mượn của xóm khác. Bà Sen cho biết thêm: Hàng năm Sở Y tế và  huyện cũng đầu tư cân, đo nhưng chúng tôi cân đối cấp về cho các xã và ưu tiên những xã khó khăn. 

 

Nuôi dưỡng trẻ nhỏ là vấn đề quan trọng cần được quan tâm thực hành đúng để giúp trẻ phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, ngoài trách nhiệm chính của ngành Y tế cần sự chung tay hơn nữa của các cấp, ngành và cộng đồng xã hội. Có như vậy, công tác phòng - chống SDD trên địa bàn huyện Đà Bắc mới đạt được hiệu quả bền vững.

 

 

 

                                                                              Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục