Thực hiện nếp sống văn hóa mới, 100% trẻ em trong độ tuổi đi học của xã Hang Kia (Mai Châu) đều được đến trường.

Thực hiện nếp sống văn hóa mới, 100% trẻ em trong độ tuổi đi học của xã Hang Kia (Mai Châu) đều được đến trường.

(HBĐT) - Tràng súng kíp nổ đanh, gọn, phá tan sự yên tĩnh bầu trời Hang Kia, Pà Cò mịt mù sương báo hiệu một người con của bản Mông đã tắt thở. Thi hài của người chết không được liệm trong áo quan mà đặt ở giữa nhà. Gia đình người có tang sẽ say triền miên trong 6 - 7 ngày diễn ra tang lễ vì phải uống rượu của người đến viếng. Gia chủ sẽ phải mổ rất nhiều trâu, bò, lợn để chia thịt... Cứ thế, từ bao đời nay, những hủ tục lạc hậu đã đeo đẳng đời sống bào dân tộc Mông tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) làm cho nhiều hộ gia đình vốn đã khó khăn lại càng thêm kiệt quệ, nợ nần.

 

Hoảng sợ bởi đám ma, nặng nề bởi đám cưới  

Khi một người Mông nằm xuống, nếu là đàn ông con cháu sẽ nổ từ 4 - 6 phát súng kíp, nếu là đàn bà nổ từ 7 - 9 tiếng súng để báo hiệu cho dân bản biết. Không giống như thông thường là thi hài người chết sẽ được liệm trong áo quan, bà con người Mông thường đưa thi hài người chết lên một cái cáng đan bằng tre hoặc nứa treo lên vách gian nhà giữa ở tầm cao ngang ngực. Thậm chí trong thời gian làm tang lễ, hàng ngày đến bữa cơm người nhà vẫn bón cơm cho người đã khuất.  

Qua tìm hiểu thực tế tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò được biết, người Mông thường chọn ngày chôn cất, rất kỵ ngày lẻ và phải chờ đông đủ con cháu mới đi chôn nên đám tang thường kéo dài với nhiều nghi thức rườm rà tới 6 - 7 ngày.  

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Vàng A Nhà - Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia cho biết: Người Mông rất coi trọng việc tang ma và cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng tới những người đang sống. Nếu lo tang ma không chu đáo thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả. Theo quan niệm của bà con khi có người thân qua đời mà đưa ngay vào quan tài là trái với tục lệ, làm như vậy sau này linh hồn người chết sẽ gây phiền hà cho người đang sống, gây ra bệnh tật, ốm đau, làm ăn lụi bại. Vì thế, gia đình người Mông thường đặt người đã khuất vào cáng hay để trên một tấm ván treo lên sát vách giữa gian nhà. Người thân đến viếng phải giết một con gà, luộc chín và một gói cơm, một chai rượu. Thầy mo sẽ đưa đồ lễ của người đến viếng để cúng cho người chết, đội khèn trống thổi bài cúng cơm người chết.  

Ngoài ra, theo phong tục của người Mông, khi con cái dựng vợ, gả chồng ở riêng sẽ được bố mẹ cho trâu, bò nên khi bố, mẹ mất đi con cái cũng phải báo hiếu bằng cách giết trâu, bò để góp làm lễ trong đám tang. Đây là một phong tục bắt buộc nên nếu con cái không có cũng phải vay mượn để góp. Số lượng trâu, bò thịt ra nhiều như vậy nên thường được chia cho ban tang lễ và người đại diện bên nội, bên ngoại.  

Một nghi thức cũng khá “hoảng sợ” trong đám tang của người Mông vẫn tồn tại đến ngày nay là trong suốt thời gian tang lễ, chai rượu của người đến viếng phải rót cho từng người trong họ hàng gia đình người có tang uống. Vì thế mà gia đình người có tang triền miên say trong thời gian tang lễ.  

Thêm một thực trạng đáng ngại trong việc tang của người Mông tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò hiện nay là bà con không quy hoạch nghĩa địa mà chôn cất vào những khu vực tùy thích, bất chấp là đất đã giao quyền sử dụng cho hộ khác hoặc đất đã và đang quy hoạch xây dựng các công trình công cộng.  

Cùng với những hủ tục của việc tang thì việc cưới của người Mông cũng tồn tại khá nhiều tập quán nặng nề về nghi lễ. Theo văn hóa truyền thống thì cha mẹ nhà trai thích cô gái nào sẽ bố trí thanh niên cùng con trai mình kéo cô gái đó về nhà làm dâu, trong đó có nhiều cô gái chưa đủ tuổi kết hôn dẫn đến nạn tảo hôn phổ biến. Cũng theo đồng chí Vàng A Nhà, Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia, lễ cưới người Mông nặng đồ lễ thách cưới cao và đáng ngại nhất là khi đoàn đón dâu ra về, bên nhà gái sẽ bố trí người cầm ống, cầm chai rót rượu chặn đường, ép cho đoàn nhà trai uống say.  

Thực trạng về những hủ tục trong việc cưới, việc tang của người Mông đã ảnh hướng rất lớn đến phát triển kinh tế, đời sống của bà con và nhất là việc đảm bảo ANTT địa phương.  

 

Từng bước xóa bỏ những hủ tục lạc hậu   

Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, dân tộc Mông chiếm 9,83% dân số huyện Mai Châu và sống chủ yếu tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò. Trình độ dân trí của đồng bào Mông còn nhiều hạn chế, phong tục tập quán lạc hậu, đời sống còn nhiều khó khăn. Trước thực tế đó, Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu đã xác định công tác vận động bà con người Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò thực hiện nếp sống văn minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và đặc biệt đẩy mạnh trong 2 năm 2014 - 2015.  

Đồng chí Hà Thị Lan,  Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Mai Châu cho biết: Từ xa xưa, người Mông tổ chức tang ma, đám cưới ngoài những tập tục thể hiện bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống như các bài hát, khèn trống ca ngợi tự nhiên, cỏ, cây, con người hoặc lễ nghi giải thoát linh hồn, ghi nhớ công ơn và ban phước lành cho con cháu, tạ ơn, báo hiếu... thì vẫn còn một số hủ tục lạc hậu, không phù hợp. Tuy nhiên, công tác vận động không thể nóng vội, không thể thay đổi bản sắc văn hóa của cả một dân tộc trong một sớm một chiều.  

Trên quan điểm tôn trọng bản sắc văn hóa từng dân tộc và để công tác vận động có hiệu quả, Ban Dân vận Huyện ủy đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác tuyên tuyền, vận động, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc Mông nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Ban Dân vận Huyện ủy cũng đã phát huy có hiệu quả vai trò, tiếng nói của đội ngũ già làng, trưởng bản trong việc vận động con cháu, người dân điều chỉnh việc cưới, việc tang theo nếp sống văn hóa mới.  

Đồng chí Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy khẳng định: Đã từng bước có sự đổi thay trong nhận thức, hành động của bà con người Mông tại Hang Kia, Pà Cò trong tổ chức việc cưới, việc tang. Hiện nay, bà con cơ bản đã xóa bỏ được việc dùng súng khi có người qua đời. Đã có hai dòng họ là họ Tếnh và họ Hàng (xã Pà Cò) đưa thi hài người chết vào trong quan tài (nhưng chưa đậy nắp khi đưa đi chôn). Thời gian tổ chức đám tang rút ngắn xuống còn 2 - 3 ngày. Các đám tang cũng đã hạn chế việc ép gia đình phải đi vay, mượn trâu, bò để giết thịt, giảm các thủ tục rườm rà không cần thiết như chia thịt cho người đến viếng. Đặc biệt là giảm thủ tục người đến viếng rót rượu cho từng người trong gia đình họ hàng có tang uống.  

Đối với việc cưới, đã giảm thời gian tổ chức lễ cưới, không nặng đồ lễ, không lấy bạc trắng, không thách cưới cao chỉ thách cưới tượng trưng duy trì truyền thống. Trai gái tự do tìm hiểu, giảm các cặp tảo hôn. Hạn chế việc nhà gái bố trí anh chị em, họ hàng đứng chặn đường từ trong nhà ra ngõ để ép rượu khi đoàn đón dâu ra về.  

Những đổi thay đó đã tác động tích cực đến việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo QP - AN trong vùng đồng bào dân tộc Mông cũng như trên địa bàn huyện Mai Châu.

 

                                                                            Dương Liễu

 

 

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục