Nắng nóng, người dân hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, nếu phải ra cũng che rất kỹ. Ảnh chụp lúc 12h ngày 28/5 trên đại lộ Thịnh Lang, phường Tân Thịnh (TPHB).

Nắng nóng, người dân hạn chế ra đường vào giờ cao điểm, nếu phải ra cũng che rất kỹ. Ảnh chụp lúc 12h ngày 28/5 trên đại lộ Thịnh Lang, phường Tân Thịnh (TPHB).

(HBĐT) - Mấy ngày qua, Hòa Bình là một trong những tỉnh nắng nóng nhất khu vực miền Bắc, nhiệt độ lên đến 38 – 400C, nhiệt độ ngoài trời chạm đến 450C. Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao đã khiến cuộc sống và sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng, đảo lộn.

           

Ông Nguyễn Ngọc Việt, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Hòa Bình cho biết: Về đo nhiệt độ, Đài có 5 trạm khí tượng, hàng ngày đo cập nhật liên tục. Trong đó, có máy chuyên dụng để đo nhiệt độ cao nhất, thấp nhất. Kết quả là nhiệt độ đo trong lều, còn nhiệt độ ngoài trời cao hơn từ 3 – 50C, như: nhiệt độ ngoài trời có thể lên đến 450C, trên mặt đường nhựa có thể lên gần 500C. Mấy ngày qua, Hòa Bình là một trong những tỉnh nắng nóng nhất khu vực phía Bắc. Cụ thể như trong ngày 27/5, TPHB là nơi nóng nhất tỉnh với nhiệt độ 39,70C, huyện Mai Châu 39,40C, Kim Bôi 38,60C. Trong ngày 28/5, vào thời điểm 13h, TPHB tiếp tục là điểm nóng nhất với nhiệt độ 390C, tiếp theo là Mai Châu 37,60C. Nhiệt độ tiếp tục tăng trong khoảng thời gian từ 15 – 16h. Độ ẩm đo được là 39%, là độ ẩm thấp nhất. Dự báo trong ngày 29/5, nhiệt độ tại tỉnh Hòa Bình tiếp tục ở mức cao, có thể lên đến đỉnh điểm 400C; ngày 30/5, có giảm chút ít nhưng không đáng kể. Dự báo phải đến ngày 1/6, nhiệt độ mới giảm nhưng đến ngày 2/6 sẽ tăng trở lại, song không cao điểm như trong 2 ngày 28 – 29/5. Từ 15 – 16h là thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày.

           

Không khí khô nóng, nhiệt độ cao không chỉ là nguy cơ gây cháy rừng mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, làm đảo lộn cuộc sống của người dân. Cuối tháng 5 cũng là ngày mùa thu hoạch lúa, ngô, nông sản của nông dân. Để tránh nắng nóng, nhiều nông dân đã phải ra đồng từ sáng sớm hay đợi đến lúc sẩm tối. Anh Nguyễn Văn Thanh, ở xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) chia sẻ: Gia đình trồng 2 sào ngô, nắng quá nhưng đến kỳ thu hoạch rồi nên vẫn phải ra đồng. Để tránh nóng, chúng tôi phải ra đồng từ 4h, mang theo đèn pin, làm nhanh đến 8h thì nghỉ. Phải cố dậy sớm, chứ không chịu nổi cái nắng như thiêu đốt. Nắng nóng cũng làm cánh xe ôm khóc dở, mếu dở. “Nắng quá không ai ra đường, không có khách đồng nghĩa với không có thu nhập. Ai chẳng muốn ở trong nhà nhưng vì mưu sinh nên tôi vẫn phải đứng núp dưới bóng cây chờ đợi khách. Dĩ nhiên là không quên lấy khăn mặt ẩm phủ lên đầu, đi tất, đeo khẩu trang thật kín. Ngoài ra, lúc nào tôi cũng phải mang theo 2 bình nước to treo sẵn ở xe để uống liên tục. Đi ngoài trời, mồ hôi tứa ra như tắm, không uống nước thì chỉ một lúc người lả ngay.” – anh Lê Văn Dũng làm nghề xe ôm ở tổ 25, phường Chăm Mát (TPHB) tâm sự.

           

Nắng nóng cao điểm với những gia đình có trẻ nhỏ, người già cũng khốn khổ. “Gia đình hoàn cảnh nên chưa có điều kiện lắp điều hòa nhiệt độ. Mấy đêm nay, con bé nhà tôi trằn trọc khó ngủ, đêm mấy lần dậy khóc vì nóng mặc dù đã đi ngủ muộn hơn mọi khi. Đi làm cả ngày, đêm cũng mất ngủ theo, lại giữa thời tiết thế này, người bải hoải, rã rời. Nhà có téc chứa nước, buổi trưa về, rửa tay mà nước nóng như đun.” - chị Bùi Thị Mận ở tổ 22, phường Tân Thịnh (TPHB) than thở. Đối với những người hay đi tập thể dục buổi chiều, những ngày nắng nóng cũng bị đảo lộn. “5h chiều mà đi bộ trên sân bê tông, đường nhựa chẳng khác gì xông hơi, không cẩn thận cơ thể mất nước còn hoa mắt, ngất xỉu. Bình thường ngày nào tôi cũng đi bộ 2 vòng đường Trương Hán Siêu bắt đầu từ 5h chiều nhưng mấy ngày nay phải nghỉ, số người đi tập cũng vắng hẳn, một vài người còn tập thì đi muộn hơn.” – Bác Nguyễn Văn Sơn, phường Thịnh Lang (TPHB) cho biết.

           

Để ứng phó với thời tiết nắng nóng cao điểm, theo lời khuyên của bác sĩ và những người làm khí tượng thủy văn, thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 - 17h, cao điểm vào khoảng 13 - 16h. Vì thế, người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời lâu trong thời gian này. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, nên sắp xếp làm vào buổi sáng sớm, chiều tối và tự điều chỉnh nhịp độ hoạt động, có các đồ bảo hộ. Ngoài ra, nên uống nhiều nước nhưng tránh uống nước quá lạnh. Không nên hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ như đi từ phòng điều hòa đột ngột ra đường luôn. Khi đó, cơ thể không kịp thích nghi dễ dẫn đến đau đầu, ngất xỉu, say nắng... Trang phục nên mặc quần áo nhẹ, vừa người và sáng màu. Ra đường nên đội mũ, nón rộng vành để che nắng được nhiều, nhất là phần gáy. Khi dùng điều hòa, đặc biệt ở những gia đình có trẻ nhỏ nên lưu ý căn cứ vào nhiệt độ phòng để bật cho hợp lý. Với trẻ sơ sinh, nhiệt độ hợp lý khoảng 28 - 30 độ, trẻ lớn hơn nhiệt độ có thể thấp hơn một chút. Buổi tối, nếu cho trẻ ngủ phòng điều hòa nên để nhiệt độ trung bình khoảng 260C hoặc nhiệt độ phòng chênh lệch từ 8 - 10 độ so với bên ngoài.

                                                         

 

 

 Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục