Diễn đàn trẻ em huyện Cao Phong năm 2015 là sân chơi bổ ích, nơi trẻ em nói lên ý kiến, kiến nghị với các cấp chính quyền về quyền trẻ em.

Diễn đàn trẻ em huyện Cao Phong năm 2015 là sân chơi bổ ích, nơi trẻ em nói lên ý kiến, kiến nghị với các cấp chính quyền về quyền trẻ em.

(HBĐT) -Tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ luôn là nỗi lo của mỗi gia đình, nhất là vào giai đoạn trẻ được nghỉ hè không có sự quản lý của nhà trường, nếu phụ huynh lơ là trong quản lý sẽ dẫn đến những nguy hiểm khôn lường cho trẻ, thậm chí nhiều trẻ đã tử vong do TNTT.

 

Thống kê của Sở LĐ-TB & XH, năm 2014, toàn tỉnh đã có 301 trẻ mắc TNTT, trong đó 13 trẻ đã tử vong do tai nạn giao thông (5 trẻ), 5 trẻ đuối nước, 2 trẻ điện giật và súc vật cắn (1 trẻ). 6 tháng đầu năm nay, tình hình TNTT ở trẻ diễn ra phức tạp, chưa hết những tháng nghỉ hè toàn tỉnh đã có 78 vụ TNTT, trong đó có 3 trẻ tử vong do đuối nước.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Sở LĐ- TB & XH) cho biết: Để phòng - chống TNTT ở trẻ rất cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, địa phương và toàn xã hội, nhất là đối với mỗi phụ huynh. TNTT ở trẻ dẫn đến nhiều hậu quả như gây ra những thương tật trên cơ thể, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, thậm chí là tử vong. Những trẻ đã từng mắc TNTT sẽ luôn bị ám ảnh, lo sợ phải mất thời gian dài để trẻ ổn định tâm lý.

 

Thời gian qua, người dân xã Mãn Đức bàng hoàng trước cái chết thương tâm của em B.A.T (học sinh lớp 6 trường THCS Mãn Đức). Trong dịp nghỉ lễ 30/4 & 1/5, B.A.T cùng bạn bè tắm suối gần nhà. Hậu quả, em bị trượt chân và tử vong do đuối nước. Cái chết của B.A.T khiến nhiều bậc phụ huynh giật mình xem lại cách quản lý con em mình.

 

Trẻ mắc đuối nước chỉ là một trong những loại TNTT, còn nhiều loại TNTT luôn rình rập trẻ, 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 47 trẻ bị ngã, 5 trẻ bị bỏng, 11 trẻ mắc tai nạn giao thông, 4 trẻ mắc TNTT do ngộ độc, cắt, đâm, 7 trẻ bị súc vật cắn và nhiều loại TNTT khác. Trẻ mắc TNTT chủ yếu ở ngoài cộng đồng (35 trẻ) và ở nhà (34 trẻ) trường hợp trẻ mắc tại trường học chiếm tỷ lệ ít (9 trẻ), điều này cho thấy, khi trẻ thiếu sự quản lý của nhà trường sẽ rất dễ mắc các TNTT và cũng thấy được những hạn chế trong quản lý con em của các bậc phụ huynh.

 

Những tháng đầu năm, toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động phòng - chống TNTT cho trẻ em, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, 11 huyện, thành phố, 210 xã, phường, thị trấn đã triển khai được hoạt động truyền thông phòng -chống TNTT. Tại cộng đồng đã treo được 168 panô, áp phích, biển báo phòng -chống TNTT. Đồng thời, tỉnh đã mở nhiều lớp tập huấn về phòng, chống TNTT cho 546 cán bộ, CTV và triển khai xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em tại 210 xã, phường, thị trấn.

 

Đặc biệt, nhiều địa phương trên toàn tỉnh triển khai mở được các lớp dạy bơi phòng - chống đuối nước, tiêu biểu như thành phố Hòa Bình, huyện Tân Lạc, Cao Phong...  Đã có 20 lớp dạy bơi cho 236 trẻ từ 7 - 15 tuổi được tham gia. Trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục phối hợp với các ban, ngành liên quan mở thêm các lớp bơi nghiệp dư cho trẻ em trên địa bàn, hoạt động này được coi là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết khi các vụ đuối nước luôn có tỷ lệ tử vong cao nhất so với các loại TNTT khác.

 

Ngoài ra, Tỉnh đoàn đã xây dựng và triển khai kế hoạch hè năm 2015 đến 100% cơ sở Đoàn và vận động thiếu nhi tham gia sinh hoạt với các hoạt động như tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tự vệ, sơ cấp cứu, trải nghiệm làm công an nhân dân, học kỳ quân đội, nhiều cơ sở Đoàn đã đăng ký đầu tư làm sân chơi cho trẻ... Có nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn trẻ em được triển khai với mục tiêu tạo sân chơi an toàn, bổ ích cho trẻ trong dịp hè.

 

 

 

                                                                                          H.N

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục