Cán bộ DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc chuẩn bị tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh.

Cán bộ DS/KHHGĐ huyện Đà Bắc chuẩn bị tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh.

(HBĐT) - Với mục tiêu từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính (MCBGT), duy trì, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh (CBGTKS), góp phần thúc đẩy bình đẳng giới và thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế phát triển bền vững của tỉnh, phấn đấu tỷ số GTKS ở mức < 116 trẻ trai/100 trẻ gái. Năm qua, ngành DS/KHHGĐ đã triển khai hiệu quả nhiều hoạt động cung cấp thông tin, kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn về giới và GTKS cho nhiều đối tượng...

 

Bà Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục trưởng Chi cục DS/KHHGĐ cho biết: Triển khai hoạt động can thiệp giảm thiểu MCBGTKS hiện được duy trì tại 11 huyện, thành phố, 210 xã, phường, thị trấn và 2.865 địa bàn với các hoạt động như tổ chức lớp tập huấn, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sản xuất, phát sóng các chuyên đề, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông, đồng thời tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hoá phẩm và dịch vụ siêu âm, nạo phá thai  thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

 

Năm qua, Chi cục DS/KHHGĐ đã mở được các lớp tập huấn cho gần 500 học viên là cán bộ, CTV, tuyên truyền viên tại cơ sở về kỹ năng truyền thông, tư vấn các nội dung giới và giới tính khi sinh, các yếu tố ảnh hưởng GTKS và hậu quả của MCBGTKS; các văn bản quy định liên quan đến giới, GTKS, bình đẳng giới, lợi ích và các nội dung của sàng lọc trước sinh... Từ những kiến thức, kỹ năng được trang bị, cán bộ, CTV dân số lập kế hoạch, phối hợp với cán bộ văn hoá xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa đài ở tuyến xã, băng zôn, tư vấn nhóm đối tượng... phản ánh tình hình về GTKS, thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy về việc MCBGTKS. Những quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi... Ngoài ra, Tổng cục DS/KHHGĐ đã tổ chức lớp tập huấn cho trên 200 cán bộ y tế, cán bộ làm công tác dân số của 20 tỉnh, thành phố trên cả nước tại tỉnh ta về công tác kiểm soát MCBGTKS.

 

Bên cạnh đó, Chi cục DS/KHHGĐ đã phối hợp với Thanh tra Sở Y tế và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hoá phẩm và dịch vụ siêu âm, nạo phá thai  thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi. Năm qua, Chi cục đã chỉ đạo 100% trung tâm DS/KHHGĐ huyện, thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở siêu âm, kinh doanh văn phòng phẩm trên địa bàn. Qua đợt kiểm tra, hầu hết các cơ sở kinh doanh đều tuân thủ các quy định của pháp luật về nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và lưu hành các tài liệu phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi.

Cùng với các hoạt động trên, ngành dân số đã phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, xây dựng gia đình văn hóa; chia sẻ kinh nghiệm về thành tích học tập, rèn luyện của các cháu gái trong gia đình sinh con 1 bề; kinh nghiệm sản xuất của cán bộ Hội Nông dân trong độ tuổi sinh đẻ   sinh con 1 bề là gái không sinh con thứ 3; hội thảo cho đối tượng nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn về cung cấp thông tin và chuyển đổi nhận thức của thanh niên về MCBGTKS, sàng lọc trước sinh, sơ sinh... Bằng những hoạt động tích cực, huy động sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng, tỷ số GTKS toàn tỉnh những tháng đầu năm nay đang ở mức cho phép là 111,5 bé trai/100 bé gái, góp phần hoàn thành kế hoạch thực hiện chiến lược DS/SKSS Việt Nam 2011 - 2020 của tỉnh phấn đấu đến năm 2015, tỷ số giới tính khi sinh toàn tỉnh nhỏ hơn 116 bé trai/100 bé gái.

 

 

 

                                                                                            H.N

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục