Các lực lượng cứu hộ xã sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,

Các lực lượng cứu hộ xã sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất,

(HBĐT) - Ngày 9/10, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Lạc và UBND xã Tử Nê (Tân Lạc) tổ chức diễn tập phòng ngừa ứng phó thảm họa, di dời, cứu hộ, cứu nạn người dân xóm Cú, xã Tử Nê (Tân Lạc) trong mưa bão, lũ. Tham dự buổi diễn tập có Ban chỉ huy phòng chống lũ bão, các ban, ngành, đoàn thể, đội xung kích, lực lượng tình nguyện viên Chữ thập đỏ xã và người dân trên địa bàn.

 

Xã Tử Nê là một xã thuộc vùng thấp của huyện Tân Lạc, địa bàn dân cư rộng, mật độ dân số đông, có nhiều hồ đập, suối cạn. Mùa mưa thường bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất. Đặc biệt xóm Cú, xã Tử Nê (Tân Lạc) có 68 hộ dân sinh sống cách trung tâm xã 6,2 km địa hình đồi núi có độ dốc cao, một số hộ dân sinh sống nhỏ lẻ. Khi mưa lớn thường sảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, làm tắc nghẽn giao thông 2 đến 3 ngày gây khó khăn cho việc cứu hộ cứu nạn. Vì vậy, việc tuyên truyền cho người dân và các lực lượng phòng - chống lụt bão về cách phòng tránh, cứu hộ cứu nạn là rất cần thiết để nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.

       

 

                             Triển khai cứu hộ người dân bị lũ cuốn trôi.

 

Tại cuộc diễn tập đã diễn ra các hoạt động như: Sau khi nhận được lệnh của Chủ tịch UBND xã Tử Nê huy động các lực lượng tham gia ứng cứu, sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ bị lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, tại xóm Cú. Toàn bộ BCĐ, PCLB, các lực lượng cứu hộ xã có mặt đầy đủ tại hiện trường, để tiếp cận, sơ tán dân và một số vật dụng gia đình tới nơi an toàn. Các lực lượng triển khai cứu hộ người dân bị lũ cuốn trôi và bị thương về địa điểm tập kết để sơ cứu và chuyển nạn nhân bị thương nặng lên tuyến trên. Tại điểm tránh lũ an toàn, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các cán bộ y tế, cán bộ Chữ thập đỏ động viên, thăm hỏi, tổ chức sơ cấp cứu, cấp phát thuốc, lương thực, thực phẩm cho người dân…

Đây là hoạt động thu hút đông đảo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn cùng nhân dân địa phương tham gia. Qua đó, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng, trách nhiệm cho các bộ phận cứu hộ, cứu nạn và nâng cao kỹ năng sơ, cấp cứu người bị nạn, nắm bắt được cơ bản cách phòng tránh lũ bão, tăng khả năng ứng phó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai tại địa phương. Đồng thời, nâng cao nhận thức và xác định rõ trách nhiệm cho mỗi cá nhân về công tác phòng tránh lũ bão giảm nhẹ thiên tai. Qua diễn tập người dân nhận biết được các địa điểm, con đường an toàn của địa phương để di chuyển kịp thời khi có thiên tai lũ lụt xảy ra.

 

                                                          

                                                                Minh Tuấn

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục