(HBĐT) - Giới thiệu về chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản, đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng Việc làm - ATLĐ (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản được thực hiện từ năm 2006 theo thỏa thuận giữa Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và Tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế Nhật Bản (IM Japan). Đây là chương trình phi lợi nhuận với mục đích là đưa những người lao động trẻ tuổi Việt Nam sang Nhật Bản vừa học vừa làm, học hỏi cách làm việc của người Nhật và rèn luyện kỹ năng nghề để sau khi trở về nước sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của đất nước.

 

Theo hướng dẫn của Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), điều kiện được đăng ký thực tập sinh là nam giới tuổi từ 20- 30, tốt nghiệp THPT trở lên; cao từ 1m 60 trở lên, cân nặng phù hợp với chiều cao; có đủ sức khỏe đi làm việc tại nước ngoài; không xăm mình, không bị tật nguyền, không có dị tật, không có sẹo; không bị cận thị, nhược thị, rối loạn sắc giác; có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật tốt, không có tiền án; có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa phương được phân bổ chỉ tiêu tuyển chọn ứng cử viên đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.

 

Là người chưa từng tham gia các chương trình đào tạo thực tập sinh của Nhật Bản, có ý chí quyết tâm cao, không bị ràng buộc bởi điều kiện gia đình để tránh trường hợp tự ý dừng chương trình giữa chừng. Khi người lao động đủ điều kiện tham gia chương trình này được thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản trong thời gian 3 năm. Hưởng trợ cấp 80.000 yên trong tháng đào tạo, giáo dục định hướng tại Trung tâm đào tạo IM Japan và hưởng lương theo hợp đồng ký với công ty tiếp nhận trong thời gian thực tập kỹ thuật với mức lương tối thiểu trong năm thứ nhất và thứ hai 90.000 yên/tháng, năm thứ ba là 100 yên/tháng; được bảo hiểm trong thời gian đào tạo, giáo dục định hướng và thực tập kỹ thuật. Đặc biệt, sau khi hoàn thành hợp đồng tu nghiệp, về nước đúng thời hạn sẽ được tổ chức IM Japan hỗ trợ một khoản tiền 600.000 yên để tái hòa nhập và phát triển sự nghiệp. Đối với những thực tập sinh thực tập trong thời gian 1 năm sẽ được hỗ trợ 200.000 yên; 2 năm là 400.000 yên.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi được hưởng, thực tập sinh cũng phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật Nhật Bản  và Việt Nam; quy tắc thực tập kỹ thuật; thực hiện đúng hợp đồng thực tập kỹ thuật đã ký với công ty tiếp nhận Nhật Bản.  Tham gia chương trình, thực tập sinh phải nộp các khoản phí như: làm hộ chiếu, visa, lý lịch tư pháp, khám sức khỏe, ăn, ở, đi lại trong nước trong thời gian tham gia các khóa đào tạo của Trung tâm Lao động ngoài nước; học phí dự khóa đào tạo dự bị tiếng Nhật, học phí khóa ôn tập tiếng Nhật trước khi xuất cảnh (nếu có).

 

Theo đồng chí Ngô Ngọc Thu, đây là chương trình khó, đòi hỏi người lao động tham gia dự tuyển phải có trình độ văn hóa và thể lực như: Kiểm tra kiến thức môn toán, kiểm tra thể lực chạy 3 km trong thời gian 15 phút, chống đẩy 35 lần, gập cơ bụng 25 lần... Đến thời điểm này, tỉnh ta mới có 2 đợt tuyển theo chương trình thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản. Trong đó, đợt 1 vào năm 2013, tỉnh ta  được giao 30 chỉ tiêu nhưng sau khi xét thực tập sinh dự bị chỉ có 5 người được xuất cảnh. Đợt 2 năm 2015, tỉnh ta được giao 100 chỉ tiêu, qua kiểm tra hồ sơ có 33 người đủ điều kiện tham gia thi tuyển. Nếu xác định đăng ký dự tuyển chương trình, người lao động cần trang bị cho mình những kiến thức văn hóa cần thiết và rèn luyện sức khỏe, thể lực để đáp ứng các nội dung chương trình.

 

 

 

                                                                              Hương Lan

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục