Ngân hàng TMCP Công thương tài trợ 30 triệu đồng xây nhà  cho gia đình anh Bùi Văn Nhây, xóm Dứng, xã Kim Truy (Kim Bôi).

Ngân hàng TMCP Công thương tài trợ 30 triệu đồng xây nhà cho gia đình anh Bùi Văn Nhây, xóm Dứng, xã Kim Truy (Kim Bôi).

(HBĐT) - Theo đề án được tỉnh ta phê duyệt từ năm 2012 về xây dựng NTM tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2020, định hướng đến năm 2030, đối với tiêu chí về nhà ở dân cư phấn đấu xây dựng mới, nâng cấp, chỉnh trang trên 56.500 nhà ở, trong đó, xây mới 14.967 nhà, nâng cấp, chỉnh trang 33.556 nhà với kinh phí thực hiện trên 1.718.800 triệu đồng. Trong đó, riêng giai đoạn 2012-2015 là 235.490 triệu đồng. Nguồn kinh phí sẽ được trích từ NSNN, huy động các doanh nghiệp, vốn tín dụng, nhân dân đầu tư và huy động khác.

 

Tiêu chí nhà ở dân cư có quy định 2 nội dung bao gồm: không còn nhà tạm, dột nát và 80% nhà đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Theo đó, nhà đạt tiêu chí NTM phải bảo đảm diện tích nhà ở bình quân 14 m2/người; kết cấu nhà bảo đảm cứng mái, cứng khung, cứng nền và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên. Ngoài ra phải có đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ sinh hoạt như điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông đi lại. Kiến trúc mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng, miền.  

Trong những năm qua, tiêu chí về nhà ở trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh với nhiều xã là một trong những tiêu chí khó, nhất là đối với những xã đời sống KT-XH còn nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm của các tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp..., đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình, đồng lòng của người dân, tiêu chí xây dựng nhà ở trong xây dựng NTM đạt được kết quả khá tích cực.  

Từ những nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huy động các tổ chức KT-XH và huy động cộng đồng dân cư, trong những năm qua, các xã trong tỉnh đã xóa được 2.990 nhà tạm, dột nát, giảm 1,8% so với năm 2011. Toàn tỉnh hiện có khoảng 162.120 nhà ở dân cư nông thôn, trong đó, nhà ở được xây dựng kiên cố chiếm 40,4%, nhà bán kiên cố chiếm 52,4%, số nhà tạm và nhà dột nát giảm còn 7,2%. 

Sau 5 năm triển khai tiêu chí số 9 về nhà ở nông thôn, toàn tỉnh có 112/191 xã đạt tiêu chí, tăng 105 xã so với năm 2011. Đây được xem là kết quả hết sức khả quan trong bối cảnh đời sống kinh tế trên toàn địa bàn còn khó khăn.

 

                                                                           Hồng Trung

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục