Bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám cho bệnh nhân.

Bác sĩ khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh thăm khám cho bệnh nhân.

(HBĐT) - LTS: Trước tình hình bệnh viêm não mô cầu có diễn biến phức tạp, lây lan nhanh ra cộng đồng, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn ông Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để hiểu rõ về dịch bệnh này.

 

P.V: Xin ông cho biết, tình hình bệnh viêm não mô cầu khu vực miền Bắc và trên địa bàn tỉnh ta?

 

Ông Mai Đức Sỡi: Bệnh viêm màng não xuất hiện quanh năm, có thể xảy ra dịch vào thời tiết mùa đông và xuân. Tại miền Bắc, qua hệ thống phản hồi của Viện Vệ sinh dịch tễ T.ư, đến hết ngày 6/3/2016 ghi nhận 7 ca bệnh (Hà Nội 3, Thái Bình 1, Vĩnh Phúc 1, Hải Dương 1, Sơn La 1, trong đó có 1 ca tử vong  tại Hải Dương). Tỉnh ta hàng năm ghi nhận rải rác các ca bệnh nên việc lây truyền và bùng phát là rất dễ xảy ra. Bệnh lây qua đường hô hấp nên việc phòng bệnh gặp nhiều khó khăn. Sự biến động về dân cư, giao lưu giữa các vùng, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, VSATTP của một bộ phận dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh. Nhận thức của người dân còn hạn chế, ý thức chủ quan, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng.

 

P.V: Bệnh viêm não mô cầu nguy hiểm như nào đối với con người, thưa ông?

 

Ông Mai Đức Sỡi: Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim..., trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10 - 20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%. Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5 - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương, hay gặp vào mùa đông - xuân. Nguy hiểm ở chỗ, vi khuẩn não mô cầu cư trú tại vùng họng, mũi của người bệnh nên dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp khi bệnh nhân ho, xuất tiết mũi... vi khuẩn theo những giọt nước bọt li ti bắn ra ngoài. Bệnh lây trực tiếp do tiếp xúc gần hoặc gián tiếp qua trung gian đồ dùng chung có dính chất tiết từ đường hô hấp của người lành mang trùng (thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 - 10 ngày). Viêm màng não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, không như bệnh viêm màng não do vi rút, bệnh viêm màng não có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Viêm màng não mô cầu khó phát hiện, nhất là trong giai đoạn sớm bởi triệu chứng của bệnh giống như những triệu chứng viêm màng não siêu vi thông thường khác. Bệnh viêm màng não mô cầu tỷ lệ tử vong rất cao. Những bệnh nhân sống sót để lại di chứng nặng nề do tổn thương não, tổn thương các cơ quan nội tạng như thận, các giác quan thị giác, thính giác và ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, tâm sinh lý bệnh nhân.

 

P.V: Xin ông cho biết cách phòng, tránh bệnh? Tỉnh ta đã triển khai những biện pháp gì để  phòng - chống viêm não mô cầu?

 

Ông Mai Đức Sỡi:  Bệnh xuất hiện đột ngột với triệu chứng: sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, mệt mỏi, có thể có đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao hoặc có thể có mụn nước. Để phòng bệnh viêm não, màng não do não mô cầu, tránh lây lan trong cộng đồng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã khuyến cáo người dân thực hiện tốt vệ sinh cá nhân: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi, họng thông thường; thực hiện tốt vệ sinh nơi ở: thông thoáng nơi ở, nơi làm việc; chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho trẻ, vắc xin được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tham mưu Ban chỉ đạo Phòng - chống dịch bệnh của tỉnh ban hành Kế hoạch phòng - chống dịch bệnh truyền nhiễm chung, bao gồm bệnh viêm màng não do não mô cầu. Ngày 3/3/2016, Sở Y tế đã có công văn chỉ đạo các đơn vị y tế, theo đó, các đơn vị đã và đang thực hiện các nhiệm vụ: giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, điều tra, báo cáo ngay khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ; lấy mẫu, vận chuyển T.ư để xét nghiệm khẳng định, sẵn sàng cơ số thuốc, hóa chất, phương tiện hỗ trợ; truyền thông đến người dân các biện pháp phòng bệnh; thực hiện các biện pháp phòng - chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Phòng - chống dịch bệnh của tỉnh.

 

 

P.V: Xin cảm ơn ông!

 

 

                                                     

 

                                                                  Việt Lâm (thực hiện)

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục