Ban chỉ đạo chăm sóc NCC phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) trao đổi việc thực hiện phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” trên địa bàn.

Ban chỉ đạo chăm sóc NCC phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) trao đổi việc thực hiện phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” trên địa bàn.

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình là một trong những địa bàn được đánh giá thực hiện tốt phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” của tỉnh. Được Phòng LĐ-TB&XH thành phố Hòa Bình giới thiệu, chúng tôi đến thăm một đơn vị tiêu biểu là phường Đồng Tiến. Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng BCĐ Chăm sóc người có công (NCC) phường Đồng Tiến chia sẻ: Toàn phường có trên 200 NCC, trong đó có 1 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 1 hộ thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng… Ngay từ đầu năm, BCĐ chăm sóc NCC phường đã xây dựng kế hoạch “Đền ơn - đáp nghĩa” thực hiện cả năm.

 

Trong đó tập trung giúp đỡ gia đình NCC hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hộ có người ốm đau, bệnh tật. Việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với NCC được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Đặc biệt, trong tháng cao điểm 27/7, dịp lễ, Tết Nguyên đán, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, gia đình liệt sỹ, NCC với cách mạng trên địa bàn. Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” của phường được các tổ chức, cá nhân quan tâm xây dựng, có năm đạt 60 triệu đồng. Nguồn quỹ này phục vụ chăm lo, giúp đỡ các gia đình NCC. Đến nay, trên địa bàn phường không còn gia đình NCC nhà ở dột nát, hư hỏng, mức sống của gia đình NCC bằng hoặc cao hơn người dân trên cùng địa bàn cư trú. 

 

Đồng chí Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng phòng NCC (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, ngành và nhân dân, công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ, NCC đã được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tỉnh đã ban hành các văn bản nhằm giải quyết chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương binh, bệnh binh. Các chính sách ưu đãi như: trợ cấp hàng tháng, BHYT, chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong GD&ĐT cho con NCC và các phong trào tình nghĩa được triển khai, thực hiện kịp thời. Các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở có nhiều hoạt động để giúp đỡ, chăm lo cho gia đình NCC với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã nhận phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các phong trào tình nghĩa, xã hội hóa chăm sóc NCC ngày càng được đẩy mạnh. Hầu hết NCC và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, đời sống ổn định và từng bước được cải thiện, góp phần ổn định chính trị, xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với các chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước. Kết quả, trong 4 năm (2012 - 2016), toàn tỉnh xây mới được 296 nhà; sửa chữa, nâng cấp 584 nhà ở cho gia đình NCC. Thực hiện chi trả ưu đãi cho NCC với tổng số tiền 495 tỷ đồng. Trong đó, trợ cấp ưu đãi thường xuyên 373 tỷ đồng, trợ cấp 1 lần 33 tỷ đồng, mua thẻ BHYT, điều dưỡng sức khỏe 29,5 tỷ đồng, tặng quà ngày lễ, tết 37 tỷ đồng, ưu đãi giáo dục 20,5 tỷ đồng, chi công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ 26 tỷ đồng và ưu đãi khác 4,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn - đáp nghĩa” cũng được quan tâm. Toàn tỉnh đã xây dựng Quỹ được 22.158 tỷ đồng.

 

Nhờ triển khai thực hiện có hiệu quả công tác thương binh, liệt sỹ, NCC và phong trào “Đền ơn - đáp nghĩa” trên địa bàn, đến hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 98% gia đình NCC và thân nhân liệt sỹ có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cư trú; trên 90% thương binh, bệnh binh được công nhận người công dân kiểu mẫu; 96% gia đình liệt sỹ được công nhận gia đình cách mạng gương mẫu; 206/210 xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và NCC.

 

                                                                              Hương Lan

 

Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục