Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu chuẩn bị thuốc cho các bệnh nhân điều trị methadone huyện Mai Châu.

Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Mai Châu chuẩn bị thuốc cho các bệnh nhân điều trị methadone huyện Mai Châu.

(HBĐT) - Trong thời gian qua, công tác cai nghiện và điều trị methadone ở huyện Mai Châu đã giúp các bệnh nhân cải thiện sức khỏe, dần ổn định cuộc sống, góp phần giảm tội phạm, giảm lây nhiễm HIV. Tuy nhiên, công tác điều trị methadone đặt ra nhiều thách thức không nhỏ.

 

Tính đến nay, số người nghiện ma túy trên địa bàn huyện Mai Châu có 302 người. Năm 2013, UBND tỉnh đã quyết định “Thành lập cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất ma túy bằng thuốc methadone” tại huyện Mai Châu. Qua 3 năm triển khai đã khởi liều được 20 đợt, 187 bệnh nhân được điều trị. Hiện tại, 136 người tham gia điều trị nhưng chỉ có 88 người duy trì ở 15 xã, thị trấn; 50 người bỏ cuộc hoặc phạm tội bị bắt và chuyển đi nơi khác điều trị. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo điều trị thuốc methadone huyện, trong quá trình điều trị, bệnh nhân giảm sử dụng ma túy, sức khỏe được cải thiện, tăng cân, ổn định về  tâm lý, cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. Nhiều bệnh nhân đã giúp gia đình phát triển kinh tế. Không có bệnh nhân trầm cảm, buồn chán, mất hy vọng hay có ý định tự tử. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện có phần ổn định hơn góp phần làm giảm lây nhiễm HIV trong nhóm sử dụng ma túy và hạn chế lây nhiễm HIV.

 

Theo ông Hà Văn Dậu, Phó Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Mai Châu, lượng người điều trị methadone quá thấp so với số người nghiện. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền, vận động đối tượng nghiện điều trị còn nhiều khó khăn do địa bàn huyện tồn tại 2 dự án điều trị thay thế bằng methadone và cai nghiện tại cộng đồng nên việc quản lý và động viên người bệnh rất khó. Các cấp, ngành, địa phương chưa hiểu nhiều về tác dụng và hiệu quả của việc điều trị thay thế bằng methadone. Các trường hợp vào cơ sở đăng ký điều trị chủ yếu đến theo nguồn thông tin từ đối tượngnghiện tuyên truyền cho nhau.

 

Hiện tại, trên địa bàn huyện có một trung tâm điều trị methadone nên nhiều bệnh nhân ở xã xa cơ sở điều trị, có xã cách trung tâm 30-40 km việc đi lại rất khó khăn. Nhiều người nghiện không có điều kiện kinh tế nên không thường xuyên đến điều trị được. Anh Hà Văn Hùng, Trưởng công an xã Bao La cho biết: Hiện tại cả xã có 12 người sử dụng ma túy nhưng chỉ có một người điều trị bằng methadone. Nguyên do là địa bàn xã cách trung tâm huyện hơn 30 km, nhiều người không có điều kiện đi xa. Có người còn lợi dụng đi điều trị Methadone đã sử dụng ma túy.

 

 Một khó khăn nữa là về nhân lực, hiện tại, Trung tâm thiếu người có đủ điều kiện để hoạt động do nguồn nhân lực của dự án chấm dứt hợp đồng. Trung tâm y tế Dự phòng đã cử người đi đào tạo nhưng phải một thời gian nữa mới có nhân lực bố trí vào các vị trí. Hiện nay, ở cơ sở  điều trị methadone của huyện, bệnh nhân đến đi chung cổng với Trung tâm y tế Dự phòng, không có chỗ để xe riêng nên khó khăn trong giữ gìn an ninh trật tự. Mặt khác, kinh phí hoạt động của cơ sở ngày càng hạn hẹp.

 

Cũng theo ông Dậu, để giải quyết những khó khăn trên, Nhà nước đã mở 4 cơ sở điều trị ở các xã: Vạn Mai, Piềng Vế, Pà Cò và Phúc Sạn. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, tuyển dụng nguồn nhân lực, hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở hoạt động hiệu quả.  Các cấp, ngành cần phối hợp quản lý, động viên đối tượng nghiện tuân thủ các nguyên tắc điều trị.

 

                                                                                               

                                                                          Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục