(HBĐT) - Chất độc da cam/dioxin (thường gọi tắt là chất độc da cam. Da cam/dioxin là cụm từ để chỉ đích danh nguồn gốc dioxin chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam) là cụm từ chỉ các chất độc chứa dioxin. Dioxin là từ chung chỉ 75 chất khác nhau nhưng độ độc của 75 chất không như nhau. Độc tính của dioxin quyết định bởi số lượng và vị trí nguyên tử Clo trong phân tử. Trong 75 chất dioxin có 7 chất độc tính cao, trong đó độc nhất là chất có 4 nguyên tử Clo, gọi là chất 2, 3, 7, 8 tetra chloro-dibenzo-dioxin (TCDD).

 

Các nhà khoa học đã tổng hợp được dioxin lần đầu tiên vào năm 1957. Họ phát hiện ra dioxin có thể gây ung thư, các dị tật bẩm sinh trên các phôi với liều rất nhỏ. Với liều lượng cỡ 1 picorgam (ppt - phần ngàn tỷ gram) dioxin có thể gây bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người; vài chục nanogram (ng - phần tỷ gram) dioxin có thể lập tức gây chết người).

 

Từ xa xưa, khi xuất hiện chiến tranh, người ta đã sử dụng chất độc vào mục đích quân sự. Chất độc lúc đó là các độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật được tẩm vào các mũi tên và đầu gươm giáo. Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta đã điều chế được chất độc hoá học và sản xuất ra các loại vũ khí hoá học – vũ khí giết người hàng loạt – ngày càng hiện đại.

 

Chất độc hoá học đã từng được sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939 – 1945). Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ không chỉ dùng các loại bom, đạn gây thương vong mà còn sử dụng cả chất độc hoá học nhằm triệt hạ nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của các lực lượng vũ trang cách mạng, gây nên một thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người.

 

(Còn nữa)

                                                                             

 

                                                                        P.V (TH)

 

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục