(HBĐT) - Dự kiến tháng 7/2016, tỉnh ta thực hiện khám, chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS bằng BHYT theo hướng dẫn tại Thông tư số 15/2015/TT-BYT ngày 26/6/2015 của Bộ Y tế. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân cũng như cán bộ y tế lo lắng về khám - chữa bệnh (KCB) HIV/AIDS bằng BHYT sẽ lộ thông tin của bệnh nhân HIV. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin đưa một số quy định trong Luật Phòng - chống HIV/AIDS và văn bản về điều trị HIV/AIDS để bạn đọc quan tâm đến vấn đề này nắm bắt thông tin.

Theo quy định tại Điều 8, Luật Phòng - chống HIV/AIDS, những hành vi công khai tên, địa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV hoặc tiết lộ cho người khác biết về việc một người bị nhiễm HIV mà chưa được sự đồng ý của người đó thì bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được quy định tại Điều 30, Luật Phòng, chống HIV/AIDS. Cũng theo quy định tại Điều 30 của luật này, kết quả xét nghiệm HIV dương tính được quyền thông báo cho người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế.

 

Như vậy, việc bảo mật thông tin về quá trình KCB HIV/AIDS đã được quy định, trường hợp cá nhân, tổ chức (bao gồm cả người làm việc tại cơ sở y tế, cơ quan BHXH) vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Thực tế, tỉnh ta hiện đang điều trị cho gần 900 người có HIV tại 3 phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa Lạc Sơn, Bệnh viện Đa khoa Khu vực Mai Châu. Quy trình cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 32,ngày 17/10/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý, điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV và người phơi nhiễm HIV, các dịch vụ điều trị HIV/AIDS bao gồm cung cấp thuốc, xét nghiệm, tư vấn vẫn đang được các cơ sở y tế thực hiện.

 

Việc người nhiễm HIV có thẻ BHYT khi KCB không làm thay đổi quy trình này, chỉ khác về nguồn kinh phí để chi trả cho các dịch vụ liên quan đến KCB HIV/AIDS là từ quỹ BHYT thay vì từ nguồn quỹ của các chương trình, dự án thông qua hợp đồng giữa cơ quan BHXH với cơ sở y tế.

 

Hiện nay, nhiều trường hợp người nhiễm HIV có thẻ BHYT mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc có bệnh khác kèm theo cũng đang được KCB và được quỹ BHYT chi trả theo quy định. Do đó, sự lo ngại về việc KCB BHYT sẽ làm lộ bí mật của người bệnh là chưa có cơ sở.

 

Hơn nữa, trong Thông tư số15 hướng dẫn KCB BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng dịch vụ liên quan đến HIV/AIDS ngoài các quy định chung áp dụng đối với người tham gia BHYT còn bổ sung một số quy định góp phần giảm thiểu những tác động của tình trạng phân biệt đối xử hoặc bộc lộ thông tin liên quan đến người nhiễm HIV mà vẫn đáp ứng nhu cầu KCB về HIV/AIDS, cụ thể:

 

Về việc đăng ký KCB ban đầu, người nhiễm HIV tham gia BHYT được quyền đăng ký KCB BHYT ban đầu tại cơ sở KCB BHYT tuyến xã, tuyến huyện mà không phân biệt địa giới hành chính phù hợp với nơi làm việc, cư trú. Trường hợp có nhu cầu, người tham gia BHYT bị nhiễm HIV được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB BHYT có khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS trong địa bàn cấp tỉnh, cấp huyện.

 

Người tham gia BHYT nhiễm HIV đang KCB tại các cơ sở y tế có điều trị bằng thuốc ARV khi có nhu cầu sẽ được khám bệnh, chữa bệnh HIV/AIDS tại cơ sở đó để bảo đảm thuận lợi trong tiếp cận điều trị, duy trì sự ổn định và hiệu quả trong công tác quản lý, chăm sóc, điều trị và phòng - chống HIV/AIDS.

 

Người tham gia BHYT nhiễm HIV được thay đổi nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu vào đầu mỗi quý theo hướng dẫn của tổ chức BHXH nơi phát hành thẻ BHYT. Như vậy, trường hợp khi tham gia BHYT nếu cơ sở KCB BHYT không phù hợp, người bệnh sẽ được quyền chuyển cơ sở KCB ban đầu phù hợp đối với người bệnh.

 

Hiện nay các cơ sở điều trị HIV/AIDS đã và đang tư vấn cho bệnh nhân về hoạt động KCB HIV/AIDS bằng BHYT.

Các cơ sở y tế, cơ quan BHXH có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật về BHYT, pháp luật về phòng - chống HIV/AIDS, quy định về KCB HIV/AIDS khi tổ chức KCB và thanh toán chi phí.

 

                                                        

                                                     Bác sỹ Nguyễn Thị Nghĩa

                                               (Trung tâm Phòng - chống HIV/AIDS tỉnh)

                                             

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục