(HBĐT) - Được hưởng lợi từ Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, những điểm mới tích cực đã xuất hiện ở không ít xóm nghèo. Thế nhưng, với những khó khăn gặp phải, hành trình về đích của các xóm nghèo cần lắm sự chung tay của các cấp, các ngành.

 

Danh mục xây mới, nâng cấp các phòng học cho bậc tiểu học và mầm non chưa được triển khai trong 3 năm  đầu thực hiện Đề án. ảnh: Lớp học chắp vá ở chi xóm Hà, trường tiểu học Đồng Chum A, xã Đồng Chum (Đà

Bắc).  ảnh: P.V

 Những “điểm mới” nhen nhóm ở “bản cũ”…

 Trong những thôn, bản ĐBKK mà chúng tôi đặt chân đến, ngoài  nỗi trăn trở, ở các xóm nghèo đều cho thấy sự đổi thay lạc quan. Lần về xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc), những đồi keo, xoan phủ sắc xanh mướt trên những triền đồi cằn cỗi trước đây là một hình ảnh rất mới. “Dê dự án hỗ trợ rất phù hợp chăn thả. Bà con tập trung vào trồng rừng và nuôi dê để xóa đói, giảm nghèo”, bà Đinh Thị Lộc, khi đó (năm 2014) là Trưởng xóm Sổ đã bộc bạch với chúng tôi như vậy. Gỡ được những “nút thắt” như đường giao thông, điện, cây cầu bắc ngang suối, xóm Sổ đã có bước tiến đáng ghi nhận.

 

Ở xóm Thung, xã Trung Hòa (Tân Lạc), với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và từ Đề án, xóm cũng tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế. Tận dụng địa hình tự nhiên chủ yếu là đồi núi, bà con xóm Thung đã phát triển  nuôi dê, bò theo hình thức chăn thả. Nhiều hộ nâng đàn trên 10 con, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Dẫu chưa đạt thành quả mang tính bứt phá nhưng ở các xóm vốn được coi là chốn sơn cùng, thủy tận như Đồi Thung (xóm Thung 1 và Thung 2), xã Quý Hòa hay xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn); xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc), bà con đã nhìn thấy những tiềm năng lớn trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế. Đó là các hướng đi phù hợp như: trồng luồng, rau, củ, quả ưa lạnh, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm bản địa. Ngoài ra, ở các thôn, bản ĐBKK này, việc đưa giống mới có năng suất cao vào canh tác, sản xuất cũng được bà con chú trọng.

 

Tuy còn nhiều khó khăn, đường giao thông trắc trở, chưa có điện lưới quốc gia nhưng vài năm trở lại đây, ở xóm “nhiều không” – xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), các em nhỏ vẫn đều đặn vượt đường xa đến trường. Không chỉ ở Pheo, hầu hết những xóm mà chúng tôi đến công tác, tỷ lệ con em đến trường theo đúng độ tuổi  quy định đều đạt 100%. Không ít con em đã học lên chuyên nghiệp và quay trở về đóng góp cho quê hương. Cùng với đó, những mái nhà sàn truyền sống với phong tục, tập quán được duy trì cũng trở thành tiềm năng trong việc xây dựng cộng đồng du lịch trong tương lai.

 

Những “điểm mới” đó đã góp phần nâng tầm xuất phát điểm để các xóm nghèo này có sự phát triển đột phái. Đồng thời, giúp Đề án có được những hướng đầu tư hiệu quả hơn…

 

Những con số khiêm tốn

 

Sau 3 năm (2014 - 2016), nhìn vào kết quả thống kê mà Ban Dân tộc tỉnh cung cấp, có thể thấy, những kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn, với 20 công trình được xây dựng trên tổng số 120 công trình cần đầu tư. Theo đó, tính đến hết năm 2016 mới chỉ có 38,77% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện. Cụ thể, về đường giao thông: mới xây dựng được 11/21 tuyến đường; thủy lợi  6/32 công trình; 2/12 nhà sinh hoạt cộng đồng; mở được 2 lớp đào tạo nghề, việc làm, với giá trị gần 150 triệu /4, 3 tỷ đồng. Các danh mục khác như: điện (4 công trình); 33 phòng học cho trường tiểu học và mầm non; 7 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc đến nay vẫn chưa được đầu tư.

 

Theo nội dung của Đề án, UBND các huyện, thành phố là chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh phân bổ hàng năm cho ngân sách huyện, theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Thế nhưng, trong 3 năm qua, chỉ có 1 công trình  được đầu tư xây dựng ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất do UBND TP Hòa Bình triển khai. Sở Xây dựng là chủ đầu tư nguồn vốn hỗ trợ xóa bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167, ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Đến nay, 341 căn nhà dột nát ở các thôn, bản ĐBKK chưa được hỗ trợ xây mới, sửa chữa.

 

Trong các danh mục đầu tư, việc hỗ trợ về sản xuất có lộ trình thực hiện “sát” với yêu cầu của Đề án nhất. Đến nay đã có hơn 10,7/13, 5 tỷ đồng được đầu tư hỗ trợ cho 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh. Theo chia sẻ của bà con, việc hỗ trợ hiện nay còn dàn trải, khó tạo được bước đột phá trong xóa đói, giảm nghèo. Nói về việc hỗ trợ dê giống cho bà con trong xóm, ông  ông Bùi Văn Cừ, Trưởng xóm Thăn Trên, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho biết: “Tập tính của dê là sống bầy đàn nên hỗ trợ 30 con giống cho 30 hộ khiến dê phát triển chậm, ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu với số lượng đó mà hỗ trợ cho 5 - 6 hộ thì hiệu quả sẽ cao hơn, sang năm sau hỗ trợ cho các hộ khác”.

 

Đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Dù mới có 20/120 (chiếm 16,6%) danh mục công trình được xây dựng nhưng số vốn đầu tư đã chiếm gần 50% tổng mức đầu tư cho Đề án trong cả giai đoạn 2014 – 2018. Nguyên nhân là do khi khảo sát thực tế và triển khai thực hiện, giá trị các công trình đều tăng so với dự toán ban đầu cũng như giá vật liệu tăng, đồng tiền trượt giá. Với lộ trình thực hiện, sự phối hợp như hiện nay, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc thừa nhận, Đề án khó đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để “về đích”, ngoài vấn đề về nguồn vốn đầu tư, theo đồng chí Trưởng Ban Dân tộc, cần phải có một cơ chế đặc thù!

 

 

Bài 3: Cần có cơ chế đặc thù để xóm nghèo vượt khó.

                                                                                        Viết Đào

 

 

 

 

 

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục