(HBĐT) - Trong lúc các cấp chỉnh quyền và người dân trong tỉnh đang gồng mình khắc phục hậu quả nghiêm trọng của thiên tai do trận mưa lũ lịch sử, tìm kiếm thi thể người còn bị vùi sâu trong đất đá, người bị mất tích, cứu trợ vùng bị cô lập để ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân. Thì hậu quả của mưa lũ vẫn tiếp tục diễn biến.


Ở nhiều nơi, tâm lý vẫn còn hoảng loạn bởi sự đau thương mất mát thì hậu quả thiên tại thường trực xảy ra, tiếp tục đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân. Chưa bao giờ người dân lại hứng chịu tổn thất đau thương đến thế. Người mất, nhà tan, đói ăn, thiếu mặc, màn trời chiếu đất, đau thương và hoang mang tột độ trên diện rộng. Hòa Bình là một trong những tỉnh bị thiệt hại về người đứng đầu khu vực phía Bắc. Người ta đã phải dùng từ thảm họa thiên tai dội xuống cuộc sống của những người dân vốn đã rất khó khăn. Hàng chục hộ mất người thân. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản hoa màu.


Người dân Lạc Thủy đau đớn nhìn hàng nghìn con gia súc chết vì mưa lũ.

Thiên tai đang đè nặng lên những vùng nghèo khó, đè nặng lên những phận đời rất mong mạnh, cướp đi tất cả, như muốn không cho ai sống. Xóm Khanh, Phú Cường bao trùm không khí bi thương, chưa xong công tác tìm kiếm thi thể người mất tích lại vừa phải chứng kiến đám tang tập thể, thác vẫn chảy ầm ào, trời đất mây đen vẫn vũ. Đêm 12/10, đất, đá, nước từ thác Khanh rầm rập đổ, cả khối núi ấp xuống văng xa hàng trăm mét, san phẳng 7 ngôi nhà, người dân đang say giấc. Những cái chết không thể thê thảm hơn. Thi thể được đào bới từ trong bùn đất, chẳng còn nguyên vẹn, hầu hết chân tay vẫn con co quắp trong đơn đau tuyệt vọng. Có em bé chưa làm cơm cúng cữ mà đá lăn chết rồi. Và rồi vừa mới tìm được thi thể hai mẹ con ôm nhau trong tuyệt vọng. Đám tang tập thể đơn xơ được diễn ra, những nỗi đau quặn tới mức nước mắt chẳng thể rơi được. Người thân dầm mưa ngồi trông linh cữu vì nhà sập và chết hết rồi

Đúng là ông trời oái oăm, những người nghèo khó dễ bị thổn thương thì thiên tai luôn rình rập. Làm ra cân ngô hặt thọc, cả đời tích cóp xây dựng được mái nhà chui ra chui vào giờ chẳng còn gì cả. Chạy được lũ núi, đất sập đá lở là may. Nhà cửa bị mất, chỉ mang được quần áo trên người. Đà Bắc vẫn còn rất nhiều khu vực bị cô lập, người dân vẫn ở trong cảnh tạm bợ màn trời chiếu đất, ngóng trông thông đường, có điện thoại để thông tin, ngóng chờ các nhu yếu phẩm để duy trì cuộc sống, nhiều nơi thuộc các xóm Hà, xóm Nhạp, xóm Ké tâm lý nặng nề, sợ hãi trước sự tàn khốc của thiên nhiên, đất vẫn trượt, đá vẫn tiếp tục rơi…Tứ phía núi thẳng đứng như thường trực đổ ập xuống, suối vẫn đỏ ngâu gầm gào. Người dân vẫn hoảng loạn và trông trờ từng cục pin, lít dầu, cân gạo… Người dân Lạc Thủy hoa màu, gia cầm chết trắng đồng, trôi vào nhà dân cam bưởi rụng rơi đầy núi đồi, thì xót xa, bán thì không được. Lạc Sơn lũ tàn phá mùa mang, tài sản. Lương Sơn nước sông bùn vẫn còn chưa rút. Mai Châu vẫn chưa thông đường lên QL 6, người dân hạ du thủy điện vẫn thẫn thờ nhìn tài sản, lòng bè đã bị cuốn theo dòng nước.

Trong lúc chưa có thông kê đầy đủ hậu quả nặng nề do thiên tai, mưa lũ gây ra, thì lại xuất hiện thêm những nguy cơ trượt sạt nguy hiểm rất cao nhiều nơi khi cơn bão kế tiếp đang đến rất gần và Hòa Bình được xác định là vùng trọng ảnh hưởng mưa lớn, thường trực nguy cơ lũ ống, lũ quét tiếp tục giáng xuống đe dọa tính mạng và cuộc sống người dân..

Bưng bát cơm đầy nghĩ về vùng lũ, vùng bị thiên tai, ở nơi đó đồng bào quê hương mình, người dân máu đỏ da vàng đang từng giờ khốn khó mong chờ cứu viện mà nước mắt rưng rưng. Với tình cảm và con tim chân thành nhất, đã có nhiều tổ chức, cá nhân vận động quyên góp băng rừng vượt núi hướng về vùng thiên tai chia sẻ đau thương với đồng bào quê mình. Tình người đang được nhen lên. Đã có nhiều hành cụ thể, ý nghĩa gửi đến, chi viện cho đồng bào quê hương mình. Không chỉ các tổ chức trong và ngoài tỉnh, các cán bộ, đảng viên cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội; tăng ni phận tử bà con ở mỗi khu phố dân cư, chòm xóm, bà con tiểu thương đã tự giác quyên góp, ủng hộ tiền, vật chất gửi đến giúp đồng bào bị thiên tai. Hơn bao giờ hết bà con vùng thiên tai, thảm họa không chỉ cần cân gạo, gói mì, nhu yếu phẩm kịp thời mà cần hơn hết sự động viên tinh thần giúp cho bà con bớt đi sự ám ảnh loạn hoảng vì nỗi kinh hoàng, tàn phá của thiên tai ngày bỏ nhà, bỏ vườn chạy lũ, chạy đá lở đá lăn và cả những lời nguyện cầu mong cho những linh hồn đang còn bơ vơ mất xác, mong cho sớm siêu thoát khỏi cảnh hồng trần đớn đau, cầu mong cho mưa đừng đến, lũ quét, đất đá núi đừng lăn thêm nữa. Ai có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Một hành động nhỏ hướng về bà con, chia sẻ khó khăn với bà con, hay một lời nguyện cầu, động viên trấn an tinh thần bà con vùng thiên tai chân thành cũng là hết sức cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.


                                                                               P.V

Các tin khác


Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục