(HBĐT) - Mùa xuân năm nay, do con còn nhỏ nên gia đình chị Nguyễn Thị Thảo Uyên không về quê hương Nha Trang, Khánh Hòa để đón Tết cùng người thân. Chị quyết định ở lại Seoul - Hàn Quốc để thêm một lần nữa ăn Tết truyền thống trên đất nước bạn.


Những người Việt đón Tết ở xứ sở Kim Chi

Đến thăm đất nước Hàn Quốc lần này, chúng tôi may mắn được Thảo Uyên nhận lời làm hướng dẫn viên thăm đất nước của xứ sở Kim Chi. Uyên hiện đang chuẩn bị bảo vệ luận văn Tiến sỹ ở trường Đại học Busan. Theo Uyên, ở Hàn Quốc có khoảng 13 vạn người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập. Cũng như Uyên, nhiều người trong số đó đã được trải qua ít nhất một lần được đón Tết cổ truyền trên đất nước bạn. Năm nào cũng vậy, chuẩn bị đến Tết âm lịch, Đại sứ quán Việt Nam, Hội người Việt ở Hàn Quốc, Hội hữu nghị Việt - Hàn… đều có những hoạt động lễ hội dành cho kiều bào xa quê. Thảo Uyên cho biết: "Tết cũng là khoảng thời gian để mọi người xa quê gặp gỡ, động viên nhau. Bà con mình, nhất là Hội người Việt ở Hàn Quốc cũng có rất nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ vui Tết. Trong đó có trình diễn áo dài, tuyên dương các phụ nữ xuất sắc, lao động giỏi rồi trao quà… Những hoạt động chào mừng Tết giúp kiều bào ta được đón Tết cổ truyền cùng người thân ở quê nhà”.

Chúng tôi đi thăm Công viên Everland tại Yongin - công viên giải trí lớn nhất Hàn Quốc. Công viên lúc nào cũng đông khách thăm quan, nhất là trong những ngày Tết. ở Hàn Quốc, Tết chỉ diễn ra trong 3 ngày nên mọi người tranh thủ cùng gia đình đi thăm quan, vui chơi tại những điểm du lịch quen thuộc. Tại điểm xếp hàng chờ đi cáp treo, chúng tôi gặp Bùi Thị Hải Anh quê ở huyện Lương Sơn, hiện là du học sinh ở đây. Gặp người cùng quê, em tíu tít nói chuyện, hỏi thăm quê hương và không khí Tết ở Việt Nam. Đã 3 năm nay, em chưa về quê đón Tết cùng gia đình. Hải Anh kể: "Chúng em xa quê nhưng Tết năm nào cũng được thưởng thức những món ăn truyền thống của người Việt Nam như bánh chưng, giò, chả, nem… ở Hàn Quốc có món kim chi gần giống như món dưa muối ở quê nên cũng đỡ nhớ nhà”.


Trong những ngày Tết, các gia đình ở Hàn Quốc quây quần, đoàn tụ trong sự hòa thuận, yêu thương.

Trong những ngày ở Hàn Quốc, Thảo Uyên hướng dẫn chúng tôi thăm một số địa danh du lịch của Hàn Quốc như đảo Nami, Cung điện Changdeokgung, khu làng cổ Hàn Quốc… Nơi nào chúng tôi cũng gặp người Việt Nam. Thảo Uyên tâm sự: "Xa quê nhưng ở đâu cũng được gặp đồng bào mình. Nhất là những ngày Tết, mọi người càng mong được gặp nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê. Chúng em thường tập trung mấy gia đình ở gần nhau để cùng chuẩn bị Tết. Người thì nhờ người thân ở Việt Nam gửi đồ sang, người thì đi chợ để mua sắm… Nói chung là Tết ở Hàn Quốc không được đầy đủ như ở Việt Nam nhưng không thiếu những món đồ gần giống quê nhà. Điều mọi người mong muốn là dù xa quê nhưng luôn giữ những nét văn hóa của quê hương, làm sao tái hiện gần gũi nhất để còn giáo dục thế hệ trẻ hiểu về nét đẹp, phong tục truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết”.

Những nét tương đồng của Tết Việt Nam và Hàn Quốc

Theo Thảo Uyên, phong tục đón Tết ở Hàn Quốc và Việt Nam có nhiều nét tương đồng. Chuẩn bị Tết, các gia đình Hàn Quốc đều tập trung dọn dẹp nhà cửa. Trước giao thừa, người Hàn Quốc thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Trong đêm giao thừa, người Hàn Quốc thường mặc trang phục truyền thống hanbok để cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Ngày mùng 1 có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là ngày đầu tiên của năm mới. Mọi người đều mặc quần áo cổ truyền, uống gui balli sool, tiến hành nghi lễ cúng tổ tiên gọi là Chesa do người trưởng nam đứng ra thực hiện. Đồ cúng cùng với rượu gạo được bày trên mặt bàn giữa nhà. Trên đó cũng đặt các bài vị tổ tiên viết trên giấy sớ sẽ đốt đi sau khi cúng. Chủ gia đình thắp hương, khấn mời tổ tiên, cả nhà cùng bái lạy làm lễ.

Sau lễ Chesa là lễ Seba, con cái bái lạy cha mẹ, ông bà. Còn các cháu, sau khi làm động tác cúi đầu chào năm mới trước người lớn và chúc họ may mắn, chúng sẽ được người lớn thưởng tiền hoặc có khi là vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tuỳ thuộc vào tuổi, vị trí của chúng trong gia đình. Các món quà Tết thường thay đổi mỗi năm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng tặng quà nhưng món quà phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ quà tặng của các cửa hàng bách hóa. Quà cho cha mẹ thường là nhân sâm, mật ong, sản phẩm sức khỏe và ghế massage. Ngoài ra có thể tặng dầu gội đầu, xà phòng tắm, kem đánh răng… hoặc các hộp/rổ thịt hộp, cá ngừ, bánh truyền thống, cá khô hoặc trái cây. Tất cả những món quà đó đều có ý nghĩa mong muốn may mắn đến cho những người thân. Kết thúc, cả nhà quây quần cùng nhau thụ lộc những đồ ăn vừa cúng tổ tiên.

Tiếp sau đó mọi người sẽ đi chúc Tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh hoặc thăm vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân. Với trẻ em trong những ngày Tết Nguyên đán còn là dịp chúng được thỏa sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở nơi công cộng như kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori - một loại trò chơi trên ván gỗ dùng gậy.

Theo quy định chung của Nhà nước, các công sở của Hàn Quốc cho người lao động nghỉ Tết từ ngày 29 (hoặc 30) của tháng 12 âm lịch năm cũ cho đến hết ngày mùng 2 Tết. Tuy nhiên, không khí Tết còn kéo dài đến qua ngày trăng tròn đầu tiên trong năm được gọi là ngày Daeboreum mà ở Việt Nam, Trung Quốc... vẫn gọi là Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng).

Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước Đông á khác, trong những ngày Tết Nguyên đán là dịp để các thành viên xa gia đình trở về sum họp trong sự hòa thuận, yêu thương và mọi người đều mặc trang phục đẹp, lịch sự, nói với nhau bằng những lời chúc tốt đẹp nhất và cùng mong muốn mọi điều may mắn đến với người thân trong gia đình.


Đỗ Quyên

Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục